Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tháng 01 năm 2024
(MPI) – Tính đến ngày 20/10/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ, giảm 7 điểm phần trăm so với 9 tháng đầu năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và GVMCP vẫn tiếp tục tăng hơn so với cùng kỳ.
|
Ảnh minh họa. Ảnh: MPI |
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 11 dự án đầu tư mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư đối với các dự án hiện hữu.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 7 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 33,2% vốn); xây dựng (chiếm 30,9% vốn), khai khoáng (chiếm 24,7% vốn). Các ngành khác chiếm tỷ lệ vốn nhỏ.
Có 6 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong tháng 01 năm 2024 là Hoa Kỳ (36,1%), Đức (33,2%), Lào (26,2%), Cam-pu-chia, Hàn Quốc và Thụy Điển.
Lũy kế đến ngày 20/01/2024, Việt Nam đã có 1.710 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,1 tỷ USD.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Cam-pu-chia (13,2%); Vê-nê-xuê-la (8,3%)./.
Thúy Quyên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư