Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Vĩnh Long

Ngày 14/09/2017 - 10:21:00 | 194 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị:

Cử tri còn băn khoăn hiện nay các dự án đầu tư công còn dàn trải không hiệu quả, lãng phí gây tốn kém tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Trả lời:

Về việc lãng phí và đầu tư dàn trải các dự án trong đầu tư công của Chính phủ là vấn đề các cử tri và người dân rất quan tâm trong thời gian vừa qua, lãng phí ở đây gồm 3 nguyên nhân chính:

(1) Lãng phí trong khâu phê duyệt dự án:

+ Không phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương dẫn đến dự án không hiệu quả hoặc “đắp chiếu để đấy”.

+ Không tính đến khả năng cân đối vốn, dẫn tới không khả thi trong quá trình thực hiện, công trình dở dang, không đủ vốn để hoàn thành.

+ Phê duyệt tổng mức đầu tư cao hơn thực tế dẫn đến chi phí đầu tư dự án cao hơn thực tế, thực hiện những hạng mục công cần thiết, không hiệu quả.

(2) Lãng phí trong khâu bố trí vốn và thực hiện dự án:

+ Bố trí vốn dàn trải do nguồn vốn cân đối được là hạn chế trong khi nhu cầu là rất lớn của các bộ, ngành, địa phương dẫn đến kéo dài thực hiện dự án.

+ Công tác quản lý, giám sát thực hiện dự án còn lỏng lẻo dẫn đến giải ngân cao hơn khối lượng thực tế hoàn thành gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư

(3) Lãng phí từ khâu thiết kế, xây dựng chính sách, chương trình:

+ Đây là phần lãng phí lớn nhất do việc tham mưu ban hành chính sách không phù hợp thực tiễn, trong bối cảnh nguồn lực có hạn, thực tế có quá nhiều chính sách mới trong khi nguồn lực hạn chế dẫn tới tình trạng dàn giải.

Giải pháp chủ yếu đảm bảo hiệu quả đầu tư, tiết kiệm, chống lãng phí:

(1) Giải pháp về nguồn lực: Chính phủ cần thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế:

+ Cơ cấu lại tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, tăng dần tiết kiệm từ NSNN cho đầu tư và tăng tỷ trọng đầu tư lên 30% tổng chi NSNN.

+ Cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhằm thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển lĩnh vực công. Mở rộng các hình thức đầu tư để huy động vốn từ khu vực tư, vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả đầu tư PPP.

(2) Giải pháp về kế hoạch đầu tư công

 Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế pháp luật về Đầu tư công theo hướng: đẩy mạnh phân cấp và trách nhiệm các cấp quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngành, vùng, lãnh thổ.

(3) Giải pháp về dự án đầu tư công

+ Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và xử lý nhiệm các trường hợp vi phạm.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong đầu tư công, làm rõ trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về đầu tư công.

+ Kiểm tra, rà soát, đánh giá năng lực của Chủ đầu tư, Ban QLDA để đáp ứng yêu cầu về quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển có hiệu quả. Tiếp tục tổ chức triển khai nghiêm túc Luật đấu thầu, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác