Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông

Ngày 12/03/2018 - 14:49:00 | 356 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị :

Đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp để góp phần giải quyết việc làm cho xã hội.

Trả lời:

1. Về cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế

Những năm qua, khu vực doanh nghiệp nói chung, trong đó chiếm hơn 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Ngay sau khi Chính phủ mới được kiện toàn, tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, đôn đốc triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng phục vụ của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với người dân và doanh nghiệp, xoá bỏ mọi rào cản, đảm bảo quyền tự do bình đẳng kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp.

Chính phủ đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua hoàn thiện khung pháp lý với những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ (Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014), triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm rủi ro, chi phí, tăng mức độ an toàn và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Bằng việc ban hành hơn 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh, tập trung cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các thủ tục hành chính gây cản trở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được nhận diện và đấu tranh loại bỏ. Chính phủ điện tử được triển khai trong nhiều thủ tục hành chính như thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp...đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Năm 2017, sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/20172017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII. Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra mục đích, yêu cầu cũng như một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân. Chương trình hành động cũng đề ra các nhiệm vụ chủ yếu đối với từng bộ, ngành có liên quan, trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm như: (i) hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ít rủi ro nhằm thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thi trường; (ii) bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; (iii) về tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực cho phát triển kinh doanh; (iv) hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; và (5) nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.

Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp vẫn đang tích cực triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP, số 19/NQ-CP, số 75/NQ- CP ngày 09/8/2017 về cắt giảm mức phí, chi phí cho doanh nghiệp và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/06/2017. Về cơ bản các nhóm nhiệm vụ đã và đang được triển khai đúng tiến độ, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, trong đó vẫn tiếp tục tập trung vào những nhóm giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường cũng như những giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, những giải pháp về cải cách thủ tục hành chính đã có những thay đổi tích cực như cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình thủ tục triển khai Cơ chế một cửa ...

Đồng thời các giải pháp về giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao mặc dù vẫn còn một số chi phí phí và lệ phí còn chưa họp lý cần tiếp tục tiếp tục xem xét, rà soát và cắt giảm.

2. Về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV (Luật số 04/2017/QH14), có hiệu lực thi hành từ 01/1/2018. Ngoài các hỗ trợ cơ bản dành cho các DNNVV như: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thông tin, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn, công nghệ, v.v, Luật quy định 03 nhóm chính sách hỗ trạ trọng tâm là: (i) DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, (ii) DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, (iii) DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Để đảm bảo hiệu lực thi hành Luật Hỗ trợ DNNVVnêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp xây dựng các Nghị định trình Chính phủ, cụ thể: dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và dự thảo Nghị định về Quỹ Phát triển DNNVV; Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định hướng dẫn về Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Hiện nay, các dự thảo Nghị định này đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.

3. Về hỗ trợ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp là vấn đề đang được cả nước quan tâm trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp được lan tỏa đến nhiều tổ chức, cá nhân.

Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể đang tích cực hưởng ứng phong trào Quốc gia khởi nghiệp, tổ chức triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp như: Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang tích cực triển khai (Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025) theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng và triển khai Đề án “Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh”; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng và triển khai Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp”; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp” của tỉnh Bến Tre... và nhiều chương trình, cuộc thi về khởi nghiệp của các cơ quan tổ chức khác đã và đang được thực hiện nhằm khích lệ tinh thần khởi nghiệp của thanh niên và tinh thần thành lập doanh nghiệp để lập nghiệp của thanh niên./.

 


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác