Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ

Ngày 18/03/2019 - 10:48:00 | 145 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị số 01 :

Trong những năm tới, Phú Thọ tiếp tục xác định nguồn lực huy động để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và huy động đầu tư các dự án hạ tầng then chốt nói riêng chủ yếu từ nguồn lực khu vực tư nhân, trong đó đặt trọng tâm là huy động theo các hình thức đổi tác công tư (PPP), tuy nhiên thực tế triển khai thực hiện theo hình thức PPP còn có vướng mắc như: vướng mắc về cơ chế góp vốn, quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư; vướng mắc về cách tính lãi suất đối với vốn vay thực hiện Dự án; Vướng mắc trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án... Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương sớm hoàn thiện hành lang pháp lý (nghị định, thông tư, hướng dẫn); xem xét, nghiên cứu ban hành Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP) để phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.   

Trả lời:

Nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 về đầu tư theo hình thức PPP và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp tục nghiên cứu và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP thực hiện một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo hướng phù hợp với thực tiễn triển khai các dự án. Hiện nay, bản dự thảo cuối của Nghị định thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP nêu trên đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Bên cạnh đó, ngày 25/10/2018, Chính phủ có Tờ trình số 524/TTr-CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2019 về 03 Luật trong đó có Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Cụ thể, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật PPP sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (dự kiến tháng 5/2019) và được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (dự kiến tháng 10/2019). Các văn bản hướng dẫn chi tiết sẽ được quy định cụ thể trong quá trình xây dựng Luật.

Nội dung kiến nghị số 02 :

Cử tri tiếp tục đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy; sửa đổi, bổ sung các Luật, Nghị định liên quan đến các lĩnh vực: đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đất đai... để giúp các địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trả lời:

a) Thực hiện Nghị quyết số 57/2018/QH14 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Quyết định số 792/QD-TTg ngày 28/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, các dự án luật được điều chỉnh trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện dự thảo luật và trình Chính phủ tại Tờ trình số 139/TTr-BKHĐT ngày 04/03/2019 trình Chính phủ dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về trình tự, thủ túc đầu tư, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và việc đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài,...

b) Tại Nghị quyết số 57/2018/QH14, Quốc hội đã quyết nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, trong đó dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIV.

Thực hiện sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công trên cơ sở tổng hợp 597 ý kiến của 37 bộ, cơ quan trung ương và 50 địa phương.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV(tháng 10/2018), Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến Dự thảo dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tờ trình số429/TTr-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018.Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ KH&ĐT) và cơ quan chủ trì thẩm tra (Ủy ban Tài chính – Ngân sách) đã tổ chức các cuộc hội thảo, xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức quốc tế liên quan về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Theo dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019).

Việc xây dựng Luật Đầu tư công sửa đổi nhằm:

- Thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Nhà nước. Áp dụng mạnh mẽ hơn các nguyên tắc công khai, minh bạch, chịu trách nhiệm cá nhân. Thay đổi cơ bản công tác lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư công, tiếp cận theo thông lệ tốt trên thế giới.

- Đảm bảo tính thống nhất giữa các luật quản lý đầu tư công.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí, dàn trải trong đầu tư công.

- Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư công.

- Gắn liền với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nói chung và cơ cấu lại đầu tư công nói riêng theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác