Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên

Ngày 18/03/2019 - 11:14:00 | 214 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị số 01 :

Điều 33 Luật Đầu tư 2014 quy định trong hồ sơ thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh không yêu cầu quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo ĐTM). Tuy nhiên, Điểm a Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án”. Nội dung chồng chéo nêu trên gây vướng mắc cho địa phương trong việc thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường trong thời gian qua. Đã xảy ra tình trạng khi doanh nghiệp được cấp chủ trương đầu tư, có giấy phép xây dựng thì triển khai thực hiện dự án ngay trong khi chưa lập, chưa được phê duyệt báo cáo ĐTM. Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khi dự án đã triển khai xây dựng thì không có cơ sở để xem xét giải quyết hồ sơ ĐTM.

Trả lời:

Tại Thông báo số 2119/TB-TTKQH ngày 18/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về việc thực hiện một số quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định đánh giá tác động môi trường trong dự án đầu tư đã rõ trong các Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu trước mắt đối với vấn đề đã được quy định rõ thì thực hiện đúng. Theo đó, Chính phủ hướng dẫn về việc đánh giá tác động môi trường sơ bộ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.

Do vậy, để giải quyết xung đột nêu trên, trong quá trình sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành 02 Luật này, quy định về đánh giá tác động môi trường sẽ được xem xét sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất.

Nội dung kiến nghị số 02 :

Đề nghị sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư theo hướng quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường phải được xem xét, xây dựng đồng thời với quy trình thẩm định, cấp phép đầu tư cho dự án.

Trả lời:

Tại Thông báo số 2119/TB-TTKQH ngày 18/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về việc thực hiện một số quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định đánh giá tác động môi trường trong dự án đầu tư đã rõ trong các Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu trước mắt đối với vấn đề đã được quy định rõ thì thực hiện đúng. Theo đó, Chính phủ hướng dẫn về việc đánh giá tác động môi trường sơ bộ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.

Do vậy, để giải quyết xung đột nêu trên, trong quá trình sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành 02 Luật này, quy định về đánh giá tác động môi trường sẽ được xem xét sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất.

Nội dung kiến nghị số 03 :

Điểm g Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư quy định: “Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này” thì dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động.

Tuy nhiên tại Điều 53 Luật Đất đai 2013 quy định: “Việc Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật này và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng”.

Thực tế quá trình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng phần lớn các dự án mất nhiều thời gian nên tiến độ thực hiện dự án không đảm bảo được thời gian quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, điều này gây khó khăn rất nhiều trong công tác quản lý dự án đầu tư cũng như cho các chủ đầu tư. Đề nghị sớm trình Quốc hội sửa đổi hai luật trên cho thống nhất.

Trả lời:

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư, dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư.

Quy định nêu trên áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án (đã được bàn giao đất). Trường hợp nhà đầu tư chậm bàn giao đất thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật Đầu tư./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác