Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk

Ngày 28/02/2023 - 09:03:00 | 477 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị (số 13 tại văn bản số 2081/BDN): Đề nghị quan tâm, có giải pháp thu hút các Doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhằm phát triển kinh tế - xã hội cũng như giải quyết việc làm cho con em địa phương sau khi tốt nghiệp ra trường.

Trả lời:

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn quan tâm kịp thời ban hành những chính sách trọng tâm, trọng điểm để hỗ trợ, thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên trong đó có địa bàn Đắc Lắk.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó một trong những giải pháp trọng tâm là tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của Vùng, đồng thời huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng như Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương,… Qua đó, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắc Lắk nói riêng.

Ngoài ra, ngày 15/11/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bao gồm quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch; ưu đãi thu hút đầu tư; ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt. Thông qua các cơ chế đặc thù sẽ thu hút được các nhà đầu tư ở các lĩnh vực chế biến nông sản, nhất là cà phê để phát triển chế biến sâu và nâng cao giá trị nông sản, tạo nên giá trị gia tăng cho các loại nông sản của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Cùng với đó, thành phố Buôn Ma Thuột cũng sẽ quy tụ các nhà khoa học, đội ngũ trí thức, những tài năng đặc biệt về công tác tại thành phố, tạo nên những chuyển biến trong quá trình thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh.

Thực hiện quy định tại Điều 92 và Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tỉnh Đắk Lắk xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm. Trong đó, hướng dẫn và có ý kiến về (i) định hướng thu hút đầu tư; (ii) xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm và (11) phối hợp, hỗ trợ tổ chức thực hiện các hoạt động trình xúc tiến đầu tư. Cụ thể như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 năm 2017 với chủ đề “Phát triển nhanh, bền vững để ổn định vững chắc vùng Tây Nguyên"; Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân huyện Lắk tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện 2019, góp phần quảng bá, thu hút một số dự án đầu tư; Giới thiệu thành công Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư VNM (Singapore) đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện gió tổng công suất 70 MW, vốn đầu tư hơn 2.210 tỷ đồng; Đã và đang tiếp tục giới thiệu một số doanh nghiệp có năng lực về tài chính và uy tín trên thị trường nghiên cứu đầu tư một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác