Nội dung kiến nghị (số 21 tại văn bản số 942/BDN): Đối với gói thầu, dự án sử dụng vốn chi thường xuyên hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp (dự án hình thành từ dự toán mua sắm) và không phải dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì sẽ áp dụng hạn mức chỉ định thầu theo dự toán mua sắm là trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng (đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm). Điều này làm kéo dài thời gian thực hiện lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu, dự án sử dụng vốn chi thường xuyên hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp. Do đó, đề nghị xem xét sửa đổi theo hướng áp dụng tương tự hạn mức gói thầu dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công hoặc quy định cụ thể đối với từng gói thầu và hạn mức chỉ định thầu để góp phần rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu, thúc đẩy tiến độ dự án, giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trả lời:
Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu số 57/2024/QH15, trong đó đã sửa đổi quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu theo hướng: Gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án có giá gói thầu không quá 300 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; gói thầu lập nhiệm vụ quy hoạch có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng thuộc hạn mức chỉ định thầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư