Thứ hai, 00/00/2023
°

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh Ninh Bình

Ngày 31/12/2021 - 10:35:00 | 1447 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau nỗ lực triển khai tiêm chủng vắc xin phòng dịch Covid-19, các nước phát triển dần mở cửa trở lại, những tháng đầu năm nền kinh tế vĩ mô của cả nước từng bước được ổn định và có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng Tư với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa xã hội, đời sống Nhân dân của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, cùng với sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân tập trung tăng cường mọi điều kiện cho công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Dưới đây là một số kết quả đã đạt được:

1. Các chỉ tiêu tổng hợp[1]

1.1.Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế từng bước phục hồi trong trạng thái bình thường mới. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2021 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 45.426,9 tỷ đồng, tăng 5,71 % so với năm 2020. Trong đó: giá trị tăng thêm khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) ước đạt 4.395,9 tỷ đồng, tăng 2,77%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ước đạt 18.042,1 tỷ đồng, tăng 5,64%, đóng góp 2,24 điểm phần trăm (riêng công nghiệp ước đạt 13.981,9 tỷ đồng, tăng 6,50%, đóng góp 1,99 điểm phần trăm); khu vực III (dịch vụ) ước đạt 15.418,1 tỷ đồng, tăng 4,19%, đóng góp 1,44 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7.570,8 tỷ đồng, tăng 11,01%, đóng góp 1,75 điểm phần trăm.

 1.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Tiềm năng thế mạnh của tỉnh tiếp tục được khai thác một cách có hiệu quả. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2021 (theo giá hiện hành) ước đạt trên 72.035,0 tỷ đồng. Chia ra: khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 6.981,7 tỷ đồng, chiếm 9,69%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 28.712,8 tỷ đồng, chiếm 39,86%, riêng công nghiệp ước đạt 22.797,2 tỷ đồng, chiếm 31,65%; khu vực dịch vụ ước đạt 25.119,8 tỷ đồng, chiếm 34,87%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 11.220,7 tỷ đồng, chiếm 15,58% .

Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ đồng

 

 

Theo giá hiện hành

 

Theo giá so sánh 2010

 

 

Tổng

 

Tổng

Tốc độ phát triển

 

 

số

cấu

 

số

so với cùng kỳ

 

 

 

 (%)

 

 

năm 2020 (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

72.035,0

100,00

 

45.426,9

105,71

 

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

6.981,7

9,69

 

4.395,9

102,77

 

Công nghiệp và xây dựng

28.712,8

39,86

 

18.042,1

105,64

 

 

Công nghiệp

22.797,2

31,65

 

13.981,8

106,50

 

 

Xây dựng

5.915,6

8,21

 

4.060,3

102,77

 

Dịch vụ

25.119,8

34,87

 

15.418,1

104,19

 

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

11.220,7

15,58

 

7.570,8

111,01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn

Công tác kiểm soát dịch Covid-19 được thực hiện tốt và có hiệu quả, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bắt đầu tăng trưởng trở lại đã tác động tích cực đến kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước trong năm 2021.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực về cơ cấu thu, tổng thu ngân sách (không bao gồm hoàn thuế GTGT) năm 2021 ước đạt 18.869,0 tỷ đồng, vượt 1,3% dự toán năm và giảm 11,5% so với năm trước. Trong đó: thu nội địa ước đạt 14.794,0 tỷ đồng (chiếm 78,4% tổng thu), vượt 23,5% dự toán năm và giảm 20,5%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 4.075,0 tỷ đồng (chiếm 21,6% tổng thu), đạt 61,4% dự toán và tăng 50,5%. Trong thu nội địa: thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh trong nước 10.521,0 tỷ đồng (chiếm 55,8% tổng thu), vượt 9,0% dự toán và tăng 3,1%; các khoản thu về nhà, đất 2.594,0 tỷ đồng (chiếm 13,7%), vượt 131,0% dự toán và giảm 62,8%...

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt 18.059,4 tỷ đồng, vượt 17,6% so với dự toán năm HĐND tỉnh giao và bằng 80,3% năm 2020. Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện gần 16.793,9 tỷ đồng, vượt 18,6% dự toán và tăng 9,6%. Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 4.539,3 tỷ đồng, vượt 72,3% dự toán năm và giảm 45,5%; chi thường xuyên ước thực hiện 8.366,6 tỷ đồng, vượt 8,4% dự toán và tăng 19,8%. Chi thường xuyên đã cơ bản đáp ứng nhiệm vụ của các cấp, các ngành và các đơn vị, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách chế độ của Trung ương và của tỉnh ban hành, tăng cường thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phát sinh trong năm. Trong chi thường xuyên: chi quốc phòng an ninh ước thực hiện 319,5 tỷ đồng, tăng 10,1%; chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 3.299,1 tỷ đồng, tăng 21,3%; chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình 881,1 tỷ đồng, tăng 12,9%; chi sự nghiệp kinh tế 1.023,3 tỷ đồng, tăng 37,2%; chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 1.613,5 tỷ đồng, tăng 10,2%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 542,4 tỷ đồng, giảm 4,2%...

3. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng đạt khá; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, đàn lợn đang dần được khôi phục. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

3.1. Nông nghiệp

3.1.1. Trồng trọt

a) Cây hàng năm: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2021 đạt 93,9 nghìn ha, giảm 1,3% (- 1,3 nghìn ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 76,6 nghìn ha, giảm 0,7% (- 0,5 nghìn ha). Diện tích cây hàng năm giảm chủ yếu do việc xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, xây dựng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, khu dân cư,… cũng như việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Năng suất các loại cây trồng hàng năm đạt khá một mặt do thời tiết thuận lợi, mặt khác do công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hợp lý của ngành chuyên môn góp phần giảm thiểu ảnh hưởng do sâu bệnh gây hại đối với các loại cây trồng.

 Cây lúa: diện tích lúa cả năm 2021 đạt 71,8 nghìn ha, giảm 0,2% (- 0,1 nghìn ha); năng suất lúa đạt 61,31 tạ/hạ, tăng 0,4% (+ 0,25 tạ/ha); sản lượng lúa ước đạt 444,5 nghìn tấn (trong đó có 4,5 nghìn tấn lúa tái sinh), tăng 0,3% (+ 1,4 nghìn tấn) và đạt 102,5% kế hoạch năm 2021.

Lúa Đông xuân: diện tích gieo cấy lúa vụ Đông xuân năm 2021 đạt 39,9 nghìn ha, giảm 0,7% (- 0,3 nghìn ha) so với năm 2020. Trong vụ, thời tiết tương đối thuận lợi phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, khả năng đẻ nhánh cao, bông nhiều, tỉ lệ chắc hạt cao; tình hình sâu bệnh hại lúa cũng như nạn chuột phá ít hơn so với cùng vụ năm trước nên năng suất lúa Đông xuân năm 2021 bình quân toàn tỉnh đạt 66,81 tạ/ha, tăng 0,5% (+ 0,31 tạ/ha); sản lượng đạt 266,8 nghìn tấn, giảm 0,3% (- 0,7 nghìn tấn).

Lúa Mùa: diện tích gieo cấy lúa vụ Mùa năm 2021 đạt 31,9 nghìn ha, tăng 0,5% (+ 0,2 nghìn ha) so với cùng vụ năm trước; năng suất lúa vụ Mùa năm 2021 đạt 54,42 tạ/ha, tăng 0,5% (+0,27 tạ/ha) so với năm 2020; sản lượng đạt 173,2 nghìn tấn, tăng 1,0% (+ 1,7 nghìn tấn).

 Cây ngô: diện tích cây ngô đạt 4,8 nghìn ha, giảm 7,8% (- 0,4 nghìn ha); năng suất đạt 37,6 tạ/ha, tăng 1,2% (+0,5 tạ/ha); sản lượng đạt 18,1 nghìn tấn, giảm 6,7% (- 1,3 nghìn tấn).

Tính chung lại: tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2021 ước đạt 462,6 nghìn tấn, tương đương với năm 2020 và đạt 102,3% kế hoạch năm 2021.

Cây công nghiệp hàng năm: diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm đạt 3,8 nghìn ha, giảm 11,1% (- 0,5 nghìn ha) so với năm 2020, trong đó cây lạc đạt 2,7 nghìn ha, giảm 7,8% (- 0,2 nghìn ha); cây đậu tương đạt 0,4 nghìn ha, giảm 16,4% (- 0,1 nghìn ha). Sản lượng lạc đạt 7,6 nghìn tấn, giảm 1,7% (- 0,1 nghìn tấn); sản lượng đậu tương đạt 0,6 nghìn tấn, giảm 10,3% (- 0,07 nghìn tấn).

Cây rau, đậu: diện tích cây rau, đậu năm 2021 đạt 9,7 nghìn ha, giảm 0,4% (- 0,03 nghìn ha), trong đó cây rau đạt 9,4 nghìn ha, tăng 0,3% (+ 0,03 nghìn ha), cây đậu đạt 0,3 nghìn ha, giảm 16,2% (- 0,06 nghìn ha); sản lượng rau ước đạt 186,4 nghìn tấn, tăng 2,2% (+ 4,0 nghìn tấn); sản lượng đậu ước đạt 0,5 nghìn tấn, giảm 14,4% (- 0,08 nghìn tấn).

b) Cây lâu năm: diện tích cây lâu năm năm 2021 ước đạt 7,5 nghìn ha, tăng 2,1% (+ 0,2 nghìn ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích cây ăn quả ước đạt 6,8 nghìn ha, tăng 2,0% (+ 0,1 nghìn ha). Một số loại cây ăn quả có diện tích hiện có đạt khá như: Dứa đạt 3,3 nghìn ha; Chuối đạt 1,1 nghìn ha; Na 0,5 nghìn ha;... Diện tích cây lâu năm tăng một mặt do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, diện tích cấy lúa kém hiệu quả được chuyển sang các mô hình tổng hợp (nuôi cá, trồng cây ăn quả như ổi, bưởi...), mặt khác do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng như chuyển đổi diện tích cây hàng năm sang trồng dứa, trồng đào.

Tổng sản lượng cây ăn quả ước đạt 101,7 nghìn tấn, tăng 3,6% (+ 3,6 nghìn tấn). Trong đó, cây dứa là cây lâu năm trọng điểm của tỉnh, sản lượng dứa ước đạt 60,2 nghìn tấn, tăng 3,1% (+1,8 nghìn tấn), chiếm 59,2% tổng sản lượng cây ăn quả; sản lượng chuối đạt 22,0 nghìn tấn, tăng 1,6% (+ 0,4 nghìn tấn); sản lượng na đạt 3,5 nghìn tấn, tăng 18,7% (+ 0,5 nghìn tấn); sản lượng ổi đạt 1,6 nghìn tấn, tăng 17,3% (+ 0,02 nghìn tấn); sản lượng bưởi đạt 4,0 nghìn tấn, tăng 12,9% (+ 0,5 nghìn tấn);...

3.1.2. Chăn nuôi

Năm 2021, chăn nuôi là lĩnh vực then chốt đóng góp vào tăng trưởng chung của khu vực nông nghiệp. Tính đến thời điểm báo cáo, đàn trâu ước đạt 12,6 nghìn con, giảm 0,5% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò ước đạt 36,5 nghìn con, giảm 0,9%; đàn lợn ước đạt 260,4 nghìn con, tăng 6,8%; đàn gia cầm ước đạt 6,4 triệu con, tăng 0,3%.

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2021 ước đạt 57,3 nghìn tấn, tăng 5,1% (+ 2,8 nghìn tấn) so với năm 2020 và đạt 114,6% kế hoạch năm. Trong đó: sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 1,0 nghìn tấn, giảm 1,3% (- 0,01 nghìn tấn); sản lượng thịt bò hơi ước đạt 2,4 nghìn tấn, giảm 1,3% (- 0,03 nghìn tấn); sản lượng thịt lợn hơi đạt 38,4 nghìn tấn, tăng 3,0% (+ 1,1 nghìn tấn) và đạt 103,8% kế hoạch năm; sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 13,8 nghìn tấn, tăng 21,1% (+ 2,4 nghìn tấn). Sản lượng trứng ước đạt 159,5 triệu quả, tăng 3,6% (+ 5,5 triệu quả) so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2021, ngành chăn nuôi trong tỉnh đã từng bước được phục hồi song vẫn gặp khó khăn khi dịch tả lợn Châu Phi tái xuất hiện trở lại, đến ngày 26/12/2021 trên địa bàn tỉnh còn 87 xã thuộc 8 huyện, thành phố dịch bệnh chưa qua 21 ngày, số lượng lợn tiêu hủy tính từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 26/12/2021 trên địa bàn toàn tỉnh là 22,7 nghìn con với trọng lượng tiêu hủy là 1.528,6 tấn. Đối với đàn trâu, bò: bệnh viêm da nổi cục bùng phát và lây lan ở tất cả các huyện, thành phố với hơn 3 nghìn con trâu, bò mắc bệnh, trong đó gần 0,5 nghìn con bị chết phải tiêu hủy bắt buộc. Bên cạnh đó, bệnh cúm gia cầm A/H5N6 và A/H5N8 đã xuất hiện rải rác ở 05 huyện là: Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn và Kim Sơn. Tổng số gia cầm ốm, chết phải tiêu hủy bắt buộc tính đến ngày 13/12/2021 là 18,4 nghìn con.

Đến thời điểm hiện tại tình hình chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh đang phát triển bình thường khi tất cả các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục đã được kiểm soát và công bố hết dịch. Bệnh cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế, không phát sinh ổ dịch mới tại các địa phương.

Kết quả cấp hóa chất, tiêm phòng trong năm 2021: Chi cục Thú y tỉnh đã thực hiện cấp 28,5 nghìn lít hóa chất cho 8 huyện, thành phố, để tổ chức phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản; vắc xin lở mồm long móng tiêm phòng được 42,7 nghìn lượt con; vắc xin cúm gia cầm tiêm được 3.344,4 nghìn lượt con; vắc xin viêm da nổi cục tiêm được trên 10,1 nghìn con trâu, bò; vắc xin dại chó tiêm cho 45,0 nghìn lượt con.

3.2. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp năm 2021 tập trung chủ yếu vào công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và khai thác gỗ từ diện tích rừng trồng đến kỳ khai thác.

Trong tháng 12, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2,0 nghìn m3, giảm 0,9%; sản lượng củi khai thác ước đạt 2,2 nghìn ste, giảm 0,6%.     

Tính chung cả năm 2021, diện tích rừng trồng mới sơ bộ đạt 212 ha, giảm 7,0% (- 16,0 ha) so với năm 2020. Trong đó, rừng sản xuất trồng mới đạt 147 ha, giảm 25,4% (- 50,0 ha) chủ yếu là cây thân gỗ trồng tại huyện Nho Quan. Số cây phân tán trong năm sơ bộ đạt 549,0 nghìn cây, tăng 8,7% (+ 44,0 nghìn cây) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng gỗ khai thác năm 2021 sơ bộ đạt 27,0 nghìn m3, tăng 3,1% (+ 0,8 nghìn m3) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 29,6 nghìn ste, giảm 2,6% (- 0,8 nghìn ste).

Trong năm, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài cộng với thời tiết hanh khô nên đã xảy ra 2 vụ cháy rừng với diện tích là 0,25 ha, chủ yếu là cháy lớp thảm thực vật nên giá trị thiệt hại không đáng kể.

3.3. Thủy sản

Năm 2021, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất thủy sản, các con nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra. Việc phát triển các vùng nuôi thủy sản công nghệ cao, công nghệ sinh học góp phần tăng năng suất và giá trị trên một ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thủy sản thương phẩm và việc sản xuất, tiêu thụ ngao, hàu giống. Giá bán giống giảm sâu nên các cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng, do nhu cầu về hàu giống để sản xuất hàu thương phẩm của thị trường tỉnh Quảng Ninh giảm so với năm trước.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2021 sơ bộ đạt 14,8 nghìn ha, tăng 0,3% so với năm 2020, trong đó: diện tích nuôi nước lợ ước đạt 3,9 nghìn ha tương đương so với cùng kỳ năm trước; diện tích nuôi nước ngọt đạt 10,9 nghìn ha, tăng 0,5%.

Sản lượng thuỷ sản năm 2021 ước đạt 63,3 nghìn tấn, tăng 7,5% (+ 4,4 nghìn tấn), chia ra: sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 56,7 nghìn tấn, tăng 8,4% (+ 4,4 nghìn tấn); sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 6,6 nghìn tấn, tăng 0,2% (+ 10 tấn). Trong đó: cá ước đạt 34,8 nghìn tấn, tăng 3,3% (+1,1 nghìn tấn); tôm ước đạt 3,2 nghìn tấn, tăng 8,7% (+ 0,2 nghìn tấn); thủy sản khác ước đạt 25,3 nghìn tấn, tăng 13,8% (+ 3,1 nghìn tấn).

3.4. Công tác xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Năm 2021, toàn tỉnh có 30 xã đăng ký, trong đó: 11 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới; 17 xã nông thôn mới nâng cao; 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là năm có số lượng xã đăng ký nhiều nhất từ khi tỉnh triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tính đến nay toàn tỉnh có 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Hoa Lư, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô), 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (Tam Điệp), huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình hoàn thành tiêu chí, hồ sơ thủ tục xét công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới.

 Dự kiến lũy kế đến hết năm 2021 có 117/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 98,3%, 11 xã hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu, có 16 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao.

Công tác xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ nét: Hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, nâng cấp cơ bản hoàn thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư cơ bản đồng bộ, đặc biệt là đường giao thông nông thôn. Tính từ đầu năm đến hết ngày 24/12/2021, các xã đã tiếp nhận 17.368 tấn xi măng, làm được 734 tuyến đường với tổng chiều dài 123,4 km; lũy kế đến hết 24/12/2021 toàn tỉnh đã tiếp nhận 259.962 tấn xi măng, làm được 16.561 tuyến đường với tổng chiều dài 2.045,4 km.

4. Sản xuất công nghiệp

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của một số ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm của tỉnh, do vậy một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm dẫn đến doanh thu giảm sút. Song với sự chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các Khu, Cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, ngành công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng Mười Hai năm nay ước tính tăng 6,33% so với cùng tháng năm trước, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 8,99%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,70%, ngành sản xuất phân và phối điện giảm 4,66%, ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,35%.

So với tháng trước chỉ số IIP toàn tỉnh tháng này tăng 7,85%, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 12,42%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,21%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,80%, ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,09%.

Tính chung lại cả năm 2021 chỉ số IIP toàn tỉnh tăng 5,83%, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 14,44%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,20%; sản xuất và phân phối điện giảm 6,24%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,74%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng Mười Hai toàn tỉnh ước đạt 10.069,4 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng tháng năm trước. Trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt 36,8 tỷ đồng, giảm 16,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9.924,4 tỷ đồng, tăng 10,1%; sản xuất, phân phối điện đạt 85,4 tỷ đồng, giảm 5,6%; cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 22,8 tỷ đồng, tăng 5,8%.

Tính chung lại, tổng giá trị sản xuất cả năm 2021 toàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 100.105,3 tỷ đồng, vượt 3,8% kế hoạch năm và tăng 6,9% so với năm 2020. Trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt 558,5 tỷ đồng, tăng 14,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 98.302,8 tỷ đồng, tăng 7,0%; sản xuất, phân phối điện đạt 1.043,7 tỷ đồng, giảm 5,0%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải đạt 200,3 tỷ đồng, tăng 5,7%.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong tháng Mười Hai năm 2021 một số sản phẩm công nghiệp tăng khá so với cùng tháng năm trước là: ngô ngọt đóng hộp 400,0 tấn, gấp 3,0 lần; dứa đóng hộp 1,3 nghìn tấn, tăng 44,4%; nước dứa tươi 150,0 nghìn lít, gấp 2,3 lần; thức ăn cho gia súc 2,8 nghìn tấn, tăng 16,9%; quần áo các loại 13,7 triệu cái, tăng 37,2%; giày, dép các loại 6,4 triệu đôi, tăng 9,5%; găng tay 350,0 nghìn đôi, tăng 16,7%; phân ure 37,5 nghìn tấn, tăng 19,8%; kính nổi 37,0 nghìn tấn, tăng 9,1%; linh kiện điện tử 17,0 triệu cái, tăng 61,9%; modul camera 36,6 triệu cái, gấp 2,0 lần; xe ô tô chở hàng 906 chiếc, tăng 16,6%; nước máy thương phẩm 2,2 triệu m3, tăng 18,1%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm có mức sản xuất giảm sút như: đá các loại 0,3 triệu m3, giảm 8,9%; nước khoáng không có ga 0,3 triệu lít, giảm 17,1%; hàng thêu 0,2 triệu m2, giảm 31,1%; phân NPK 6,4 nghìn tấn, giảm 31,2%; phân lân nung chảy 3,0 nghìn tấn, giảm 78,9%; xi măng và clanke 1,0 triệu tấn, giảm 2,4%; thép cán các loại 20,0 nghìn tấn, giảm 24,5%; tai nghe điện thoại 0,3 triệu cái, giảm 81,8%; kính máy ảnh 0,1 triệu cái, giảm 37,5%; xe ô tô 5-14 chỗ 5,4 nghìn chiếc, giảm 18,5%; cần gạt nước ô tô 1,1 triệu cái, giảm 21,6%; đồ chơi hình con vật 0,5 triệu con, giảm 21,7%; điện sản xuất 44,6 triệu Kwh, giảm 5,5%; điện thương phẩm 188,0 triệu Kwh, giảm 3,3%…

Tính chung lại, cả năm 2021 các sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2020 là: đá các loại 4,0 triệu m3, tăng 13,4%; dứa đóng hộp 12,0 nghìn tấn, tăng 54,1%; nước dứa tươi 2,5 triệu lít, tăng 18,2%; thức ăn cho gia súc 23,3 nghìn tấn, tăng 17,2%; hàng thêu 2,1 triệu m2, tăng 48,6%; quần áo các loại 114,2 triệu cái, tăng 31,2%; giày, dép các loại 59,7 triệu đôi, tăng 26,8%; phân ure 493,9 nghìn tấn, tăng 50,5%; phân NPK 120,1 nghìn tấn, tăng 22,4%; phân lân nung chảy 120,0 nghìn tấn, tăng 21,5%;  modul camera 289,7 triệu cái, tăng 66,7%; xe ô tô chở hàng 9,0 nghìn chiếc, gấp 2,5 lần; đồ chơi hình con vật 15,1 triệu con, tăng 12,2%; nước máy thương phẩm 26,6 triệu m3, tăng 5,9%...

Tuy nhiên, một số sản phẩm có mức sản xuất giảm sút là: nước khoáng không có ga 4,3 triệu lít, giảm 16,5%; găng tay 4,8 triệu đôi, giảm 16,4%; xi măng và clanke 11,0 triệu tấn, giảm 6,9%; linh kiện điện tử 146,4 triệu cái, giảm 22,6%; tai nghe điện thoại di động 6,1 triệu cái, giảm 64,8%; kính máy ảnh 2,1 triệu cái, giảm 1,9%; xe ô tô 5-14 chỗ 63,2 nghìn chiếc, giảm 6,9%; điện sản xuất 634,7 triệu kWh, giảm 11,3%;...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo toàn tỉnh ước tính tăng 10,24% so với cùng tháng năm trước. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 46,60%; sản xuất đồ uống tăng 50,0%; sản xuất trang phục gấp 4,4 lần; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 70,12%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy gấp 2,6 lần; sản xuất kim loại tăng 41,87%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 43,06%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 46,18%...

Một số sản phẩm tồn kho đến 30/11/2021 là: giày, dép 3,0 triệu đôi; đạm urê 53,2 nghìn tấn; phân NPK 119,3 nghìn tấn; phân lân nung chảy 11,6 nghìn tấn; kính xây dựng 32,7 nghìn tấn; xi măng 17,3 nghìn tấn; thép cán 25,6 nghìn tấn; bản vi mạch điện tử 26,1 triệu cái; modul camera 12,4 triệu cái; loa, tai nghe điện thoại 731,2 nghìn cái; xe ô tô 2.129 chiếc...

5. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp    

Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2021 cho thấy: có 47,8% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm nay tốt hơn quý trước; 17,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 34,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý I/2022 so với quý IV năm nay, có 44,8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 16,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 38,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý IV năm nay, có 49,3% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 44,8% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 47,8% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 34,3% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 29,9% số doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 25,4% số doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên, nhiên vật liệu; 23,9% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao và 19,4% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao là yếu tố quan trọng.

6. Vốn đầu tư và phát triển

Để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid - 19, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, công trình. Đây chính là động lực góp phần thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế; phát triển cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2021 tỉnh Ninh Bình thuộc top 10 các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 26.893,6 tỷ đồng, vượt 5,5% so với kế hoạch năm và tăng 5,2% so với năm 2020. Chia ra: vốn Nhà nước đạt 5.191,9 tỷ đồng, tăng 16,5%; vốn ngoài Nhà nước đạt 20.132,5 tỷ đồng, tăng 4,0%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.569,2 tỷ đồng, giảm 11,0%.

Một số công trình, dự án chủ yếu trong năm 2021 có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn như:

- Khu vực đầu tư công: triển khai thực hiện các dự án lớn, quan trọng, có ý nghĩa liên kết vùng, nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo dư địa và động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới thị trấn Me, khu dân cư xã Gia Lập, xã Gia Trấn, xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn ước đạt 159,9 tỷ đồng; dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông đoạn từ Bái Đính đi Kim Sơn ước đạt 200,0 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường Bái Đính (Ninh Bình) - Ba Sao (Hà Nam), đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình ước đạt 152,3 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đấu giá đất khu Đỗi Tư xã Yên Lâm, huyện Yên Mô ước đạt 72,6 tỷ đồng; dự án làm đường ô tô đến trung tâm các xã Mai Sơn, Khánh Thượng, Khánh Thịnh, huyện Yên Mô ước đạt 62,0 tỷ đồng;…

- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Các dự án xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình điện, mua sắm máy móc, thiết bị của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình ước đạt trên 159,9 tỷ đồng; dự án xây dựng các công trình thủy lợi của Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Ninh Bình ước đạt 10,8 tỷ đồng...

- Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Dự án xây dựng khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf hồ Yên Thắng của Công ty Cổ phần Đầu tư PV- Inconess ước đạt 188,5 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà máy nước sạch Hoàng Long và mạng lưới đường ống cung cấp nước ước đạt 219,3 tỷ đồng, dự án xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Gia Phú, huyện Gia Viễn ước đạt 100,0 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Cụm công nghiệp Văn Phong, huyện Nho Quan của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Hoàng Dân ước đạt 36,9 tỷ…

- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Dự án mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất linh kiện camera modul của Công ty TNHH McNex Vina ước đạt 383,2 tỷ đồng; dự án mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của Công ty cổ phần sản xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam ước đạt 495,7 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm, xà phòng của Công ty TNHH Global Tone ước đạt 142,3 tỷ đồng;…

- Dự án vốn ODA: Dự án đầu tư xây dựng Âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực phía Nam tỉnh Ninh Bình ước đạt 176,1 tỷ đồng; dự án sửa chữa nâng cao an toàn đập tỉnh Ninh Bình ước đạt 85,0 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống cống kiểm soát ngăn mặn và nâng cấp đê Dưỡng Điềm kết hợp nâng cấp bờ sông thành đường cứu hộ, cứu nạn chống xâm nhập mặn, phục vụ phòng chống lụt bão liên huyện Yên Khánh - Kim Sơn ước đạt 44,0 tỷ đồng; dự án nâng cấp, mở rộng tuyến thoát lũ, kè chống sạt lở bờ tả, hữu sông Hoàng Long, trồng tre chắn sóng đoạn từ cầu Trường Yên đến cầu Gián Khẩu ước đạt 38,0 tỷ đồng; dự án xử lý đột xuất cấp bách kè tả Vạc kết hợp trồng rừng ngập mặn, chắn sóng đê biển Bình Minh III ước đạt 5,0 tỷ đồng; dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Ninh Bình ước đạt 4,4 tỷ đồng.

- Dự án vốn Trái phiếu Chính phủ: Dự án thành phần đầu tư xây dựng Đoạn Cao Bồ-Mai Sơn thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía đông ước đạt 480,5 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình với Quốc lộ 1A (đoạn qua thành phố Tam Điệp) ước đạt 398,1 tỷ đồng...

7. Thương mại, dịch vụ

Trong những tháng đầu năm 2021, ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh có sự hồi phục đáng kể đạt tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Sang đến quý III, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, một số ngành kinh doanh dịch vụ gồm hoạt động du lịch, dịch vụ không thiết yếu nhiều lần phải tạm ngừng hoạt động, đến khi được phép hoạt động trở lại phải thực hiện nghiêm các biện pháp về phòng chống dịch Covid-19 theo quy định dẫn đến các ngành dịch vụ, du lịch có dấu hiệu sụt giảm. Tuy nhiên sang tháng Mười, khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", các biện pháp phòng chống dịch từng bước được nới lỏng, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ dần hoạt động trở lại. Vì thế, tính chung cả năm 2021, ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá.

7.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Doanh thu bán lẻ hàng hoá trong tháng Mười Hai ước đạt gần 3.013,4 tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng 12 năm 2020. Trong năm 2021, doanh thu bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước thực hiện gần 33.939,9 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2020. Tất cả các nhóm hàng đều có tổng mức bán lẻ tăng, cụ thể: nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 10.316,6 tỷ đồng, tăng 14,8%; hàng may mặc 2.515,1 tỷ đồng, tăng 7,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 3.695,5 tỷ đồng, tăng 7,3%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục 597,1 tỷ đồng, tăng 15,1%; gỗ và vật liệu xây dựng 5.726,7 tỷ đồng, tăng 13,9%; ô tô các loại 1.731,5 tỷ đồng, tăng 15,9%; phương tiện đi lại (trừ ô tô kể cả phụ tùng) 1.973,3 tỷ đồng, tăng 2,6%; xăng, dầu các loại 3.175,9 tỷ đồng, tăng 21,0%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 729,5 tỷ đồng, tăng 12,2%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm 1.168,3 tỷ đồng, tăng 15,0%; hàng hoá khác 1.427,9 tỷ đồng, tăng 24,8%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 882,4 tỷ đồng, tăng 13,2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong tháng Mười Hai ước đạt trên 390,7 tỷ đồng, giảm 1,7% so với tháng 12/2020, trong đó doanh thu lưu trú ước đạt 23,6 tỷ đồng, giảm 26,0%. Doanh thu một số ngành dịch vụ khác ước đạt 247,9 tỷ đồng, tăng 3,4%.

Tính chung năm 2021, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 4.705,9 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ (trong đó: doanh thu lưu trú 314,4 tỷ đồng, tăng 7,2%; doanh thu dịch vụ ăn uống 4.391,5 ỷ đồng, tăng 21,1%); doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt trên 3,5 tỷ đồng, giảm 47,4%; doanh thu một số ngành dịch vụ khác gần 2.887,6 tỷ đồng, tăng 16,5%.

7.2. Chỉ số giá tiêu dùng

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên tuy là tháng cuối năm nhưng nhu cầu mua sắm của người dân không tăng, thị trường giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng Mười Hai diễn biến tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chung (CPI) tháng này giảm 0,58% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12 năm trước. Bình quân năm 2021, CPI tăng 0,98% so với năm 2020.

So với tháng trước, có 04 trong tổng số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giảm tác động đến chỉ số CPI chung toàn tỉnh, cụ thể: nhóm giao thông giảm sâu nhất với 2,14% khi giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm mạnh sau hai kỳ điều chỉnh giảm liên tiếp vào các ngày 25/11/2021 và 10/12/2021, theo đó giá xăng đã giảm 5,61%, giá dầu diezel giảm 5,29% đẩy giá nhóm nhiên liệu giảm 5,48%; tiếp theo nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 1,28% do trong tháng thời tiết lạnh nên nhu cầu sử dụng điện của người dân giảm vì thế giá điện sinh hoạt bình quân giảm 3,72%, thêm vào đó giá gas trong nước được điều chỉnh giảm theo giá gas thế giới nên so với tháng trước đã giảm 6,12%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,58% (trong đó: nhóm lương thực tăng 0,3%; nhóm thực phẩm giảm 0,93% nguyên nhân chính do dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát trở lại, tâm lý người dân lo ngại nên hạn chế sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn khiến giá các mặt hàng này đồng loạt giảm: giá thịt lợn hơi giảm 4,19%, giá nội tạng động vật giảm 4,08%, thịt chế biến giảm 2,57%; nhóm ăn uống ngoài gia đình vẫn giữ ổn định); nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm nhẹ 0,01%. Có 03 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số tăng gồm: nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; hai nhóm văn hóa, giải trí và du lịch và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác lần lượt tăng nhẹ 0,02% và 0,01%. Bốn nhóm còn lại có chỉ số giữ nguyên gồm: nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép, nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục. 

CPI bình quân năm 2021 tăng 0,98% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2018. Có 08/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: nhóm giao thông tăng cao nhất 10,66%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 5,32%; nhóm giáo dục tăng 3,85%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,75%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,95%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,47%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,32%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,18%. Ba nhóm còn lại có chỉ số giảm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 2,91% (lương thực tăng 4,5%; thực phẩm giảm 4,82%; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,65%); nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,0%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,14%.

CPI năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: i) Giá xăng, dầu liên tục được điều chỉnh tăng trong năm kéo theo nhóm nhiên liệu tăng 31,08% so với năm 2020; ii) Giá điện sinh hoạt bình quân tăng 9,43% do trong các tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 2020 khách hàng sử dụng điện được hỗ trợ giảm giá điện và tiền điện theo gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19; iii) Giá gas trong nước tăng theo đà tăng của giá gas thế giới, so với cùng kỳ năm trước giá gas bình quân trong năm nay đã tăng 16,74%; iiii) Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,68% do giá thép trong nước tăng khi giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng thép không ngừng tăng trong khi ngành thép Việt Nam lại phụ thuộc phần lớn từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu; iiiii) Giá dịch vụ giáo dục tăng 4,13% do mức học phí các cấp học đồng loạt tăng theo Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Ninh Bình ngày 10/7/2018.

Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021 là: i)Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh từng bước được phục hồi, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng liên tục tăng dẫn đến nguồn cung dồi dào, so với năm trước giá thịt gia súc đã giảm 14,02%, thịt chế biến giảm 4,22%; ii) Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường dẫn đến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 3,95%, giá khách sạn, nhà hàng giảm 2,07%, giá cước dịch vụ giao thông công cộng giảm 1,64%.

Chỉ số giá vàng và chỉ số Đô la Mỹ: Chỉ số giá vàng tháng này giảm 1,82% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá bán lẻ Đô la Mỹ tăng 1,06% so với tháng 11/2021 và tăng 3,15% so với tháng 12/2020. Bình quân cả năm 2021, chỉ số giá vàng tăng 10,36%, chỉ số Đô la Mỹ giảm 6,22% so với năm 2020.

7.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Xuất khẩu: giá trị xuất khẩu tháng Mười Hai năm 2021 ước đạt 332,7 triệu USD, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị xuất khẩu cả năm ước đạt 2.965,6 triệu USD, tăng 9,8% so với năm 2020 và vượt 23,6% so với kế hoạch năm. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn gồm: quần áo các loại 417,1 triệu USD; xi măng và clanke 612,1 triệu USD; giầy dép các loại 664,0 triệu USD; camera và linh kiện điện thoại 875,9 triệu USD; linh kiện điện tử 77,4 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô 46,3 triệu USD.

Một số mặt hàng xuất khẩu năm nay tăng khá là: dứa, dưa chuột đóng hộp gần 13,5 nghìn tấn, tăng 10,6%; nước dứa cô đặc 1,3 nghìn tấn, tăng 9,2%; quần áo các loại 70,5 triệu chiếc, tăng 35,1%; sản phẩm cói khác 2,2 triệu sản phẩm, tăng 77,4%; hàng thêu ren 173,5 nghìn chiếc, tăng 40,5%; xi măng, clanke 15,7 triệu tấn, tăng 7,6%; camera và linh kiện 305,9 triệu sản phẩm, tăng 62,8%; giầy dép các loại 62,7 triệu đôi, tăng 48,7%; đồ chơi trẻ em 10,2 triệu chiếc, tăng 13,0%... Bên cạnh đó, một số mặt hàng mới xuất khẩu năm nay có giá trị xuất khẩu khá như: phân u rê; một số nguyên liệu cho sản xuất (nhựa plastic, đồng, kẽm, thủy tinh)... Tuy nhiên một số sản phẩm lại có mức giảm sút so với cùng kỳ như: thảm cói 12,4 nghìn m2, giảm 65,7%; găng tay các loại 4,6 triệu đôi, giảm 15,0%; kính quang học 1,8 triệu chiếc, giảm 8,7%; phôi nhôm 12,6 nghìn tấn, giảm 38,3%.

Nhập khẩu: giá trị nhập khẩu trong tháng ước đạt trên 295,3 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng tháng năm trước. Tổng giá trị nhập khẩu năm 2021 ước đạt 3.186,5 triệu USD, tăng 7,0% so với năm 2020 và vượt 2,8% so với kế hoạch năm. Trong đó, giá trị các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: linh kiện điện tử 901,5 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô các loại 1.107,0 triệu USD; vải và phụ liệu may mặc 178,7 triệu USD; phụ liệu sản xuất giày dép 497,1 triệu USD; phế liệu sắt thép 146,8 triệu USD; máy móc thiết bị 105,0 triệu USD; ô tô 63,0 triệu USD.

7.4. Vận tải hành khách và hàng hóa

Trước tác động của dịch Covid-19, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là vận tải hành khách, trong đó vận tải hành khách bằng ô tô từ Ninh Bình đi, đến các vùng có dịch và ngược lại phải dừng hoạt động, vận tải hành khách bằng đường thủy do chủ yếu phục vụ khách du lịch nên có sự sụt giảm khi các khu du lịch tạm ngừng đón khách. Vận tải hàng hóa duy trì bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ nghiêm các biện pháp về phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

Vận tải hành khách: Thực hiện trong tháng Mười Hai ước đạt trên 1,5 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 11,0% so với cùng kỳ và luân chuyển trên 86,9 triệu lượt khách.km, giảm 1,7%. Tính chung  năm 2021, các đơn vị vận tải hành khách trong toàn tỉnh đã thực hiện trên 16,5 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 4,7% so với năm 2020 và luân chuyển 926,8 triệu lượt khách.km, giảm 0,4% và bằng 62,7% kế hoạch năm. Trong đó: vận tải đường bộ ước thực hiện 15,3 triệu lượt khách, tăng 0,9% và 922,1 triệu lượt khách.km, tương đương với cùng kỳ năm trước; vận tải đường thủy nội địa 1,2 triệu lượt khách, giảm 44,2% và 4,7 triệu lượt khách.km, giảm 44,1%.

Vận tải hàng hóa: Trong tháng Mười Hai ước thực hiện trên 5,4 triệu tấn vận chuyển, tăng 15,0% so với tháng 12/2020 và luân chuyển 761,9 triệu tấn.km, tăng 14,4%. Ước tính cả năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển toàn tỉnh đạt gần 55,1 triệu tấn, tăng 5,0% so với cùng kỳ và luân chuyển 7.843,4 triệu tấn.km, tăng 5,0%, vượt 3,0% kế hoạch năm. Chia theo ngành đường: vận tải đường bộ ước thực hiện 25,8 triệu tấn, tăng 3,8% và 1.342,4 triệu tấn.km, tăng 4,9%; vận tải đường thủy nội địa 27,5 triệu tấn, tăng 5,8% và 5.502,8 triệu tấn.km, tăng 4,3%; vận tải biển trên 1,8 triệu tấn, tăng 10,6% và 998,2 triệu tấn.km, tăng 9,6%.

Doanh thu vận tải: Doanh thu vận tải toàn tỉnh tháng Mười Hai ước thực hiện gần 636,7 tỷ đồng, tăng 8,6%. Tính cả năm 2021, doanh thu hoạt động vận tải ước đạt trên 6.593,7 tỷ đồng, tăng 4,8% so với  năm 2020. Phân theo loại hình vận tải: vận tải hành khách ước đạt 761,9 tỷ đồng, tăng 4,5% và đạt 78,1% kế hoạch năm; vận tải hàng hóa 5.639,1 tỷ đồng, tăng 7,4% và đạt 99,1% kế hoạch năm; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 187,6 tỷ đồng, giảm 39,1%; doanh thu bưu chính, chuyển phát 5,1 tỷ đồng, gấp trên 3,6 lần năm 2020.

7.5. Hoạt động du lịch

Trước tình hình diễn biến dịch Covid -19 trên toàn quốc ngày càng phức tạp và khó lường, để triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo tạm dừng đón khách du lịch từ ngày 07/5/2021; tạm dừng  tổ chức các hoạt động trong “Năm du lịch quốc gia 2021”. Những tháng cuối năm, nhằm phục hồi và phát triển hoạt động du lịch, tỉnh Ninh Bình đã triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp du lịch sớm ổn định và phát triển trong tình hình mới, theo đó UBND tỉnh đã cho phép các khu, điểm du lịch mở cửa trở lại từ ngày 15/11/2021 để phục vụ người dân địa phương, người đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Ninh Bình, căn cứ tình hình thực tế sẽ tổ chức thí điểm đón khách ngoài tỉnh. Mặc dù là địa phương đăng cai tổ chức “Năm du lịch Quốc gia” nhưng năm 2021 du lịch của tỉnh giảm mạnh cả về lượng khách tham quan và doanh thu.

Ước tính tổng số lượng khách đến các điểm thăm quan, du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tháng Mười Hai đạt 64,1 nghìn lượt khách, giảm 68,3%, trong đó chủ yếu là khách du lịch trong nước. Tính chung lại, cả năm 2021 tổng số khách du lịch đến Ninh Bình đạt gần 1.021,0 nghìn lượt, giảm 61,1% so với năm 2020, chia ra: khách trong nước đạt 1.007,5 nghìn lượt, giảm 58,5%; khách quốc tế 13,5 nghìn lượt khách, giảm 93,1%. Số lượt khách đến các cơ sở lưu trú năm nay đạt trên 212,7 nghìn lượt khách, giảm 53,8%; số ngày khách lưu trú ước đạt trên 284,0 nghìn ngày khách, giảm 53,3%.

Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2021 ước đạt gần 682,0 tỷ đồng, giảm 56,9% so với năm trước. Trong đó: doanh thu lưu trú ước đạt 153,4 tỷ đồng, giảm 52,2%; doanh thu nhà hàng 256,5 tỷ đồng, giảm 57,7%.

8. Một số vấn đề xã hội

Bước sang năm 2021, tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt đợt bùng phát dịch lần thứ Tư vào cuối tháng Tư, đầu tháng Năm tới nay có diễn biến khá phức tạp và nghiêm trọng, đã tác động sâu, rộng đến các hoạt động kinh tế và đời sống của người dân. Trước tình hình đó, để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, đồng thời đảm bảo được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tập trung cao cho công tác phòng chống dịch, bên cạnh đó thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

 8.1. Lao động và việc làm

Năm 2021, do tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam bùng phát mạnh, một số lao động mất việc di chuyển về quê, đã tác động làm tăng dân số và lao động trên địa bàn tỉnh.

Dân số trung bình năm 2021 tỉnh Ninh Bình sơ bộ đạt 1.007,6 nghìn người, tăng 1,4% (+13,6 nghìn người) so với năm 2020, chia ra: dân số nam 502,8 nghìn người, chiếm 49,9%; dân số nữ 504,8 nghìn người, chiếm 50,1%; dân số thành thị 216,5 nghìn người, chiếm 21,5%; dân số nông thôn 791,1 nghìn người, chiếm 78,5%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước tính 568,5 nghìn người, tăng 0,9% so với năm trước. Chia ra, khu vực thành thị 106,8 nghìn người, chiếm 18,8%; khu vực nông thôn 461,7 nghìn người, chiếm 81,2%.

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế sơ bộ năm 2021 đạt 556,6 nghìn người, giảm 0,1% so với năm 2020. Chia ra: lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 160,5 nghìn người, tăng 0,3%; lao động ngành công nghiệp, xây dựng 218,4 nghìn người, giảm 0,1%; lao động ngành dịch vụ 177,7 nghìn người, giảm 0,3%.

Trong năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 19,9 nghìn lao động, trong đó xuất khẩu lao động 0,8 nghìn trường hợp; tổ chức đào tạo nghề cho 17,5 nghìn lao động, trong đó lao động đào tạo dài hạn là 4,9 nghìn lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 27,6 nghìn lao động.

Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính Phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19: tính đến ngày 15/12/2021 đã giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 2.569 đơn vị với 104,6 nghìn lao động, tổng số tiền tạm tính giảm mức đóng là 14,3 tỷ đồng; giải ngân cho 05 đơn vị được vay vốn để phục hồi sản xuất và trả lương ngừng việc với kinh phí 1,8 tỷ đồng; hỗ trợ tiền mặt cho gần 12,3 nghìn lao động với số tiền 20,6 tỷ đồng...

 8.2. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

Công tác giảm nghèo luôn được quan tâm thực hiện đạt kết quả tốt, các chính sách đã đến được với người dân, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Các chính sách cụ thể, thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững như: Sửa chữa, xây mới về nhà ở, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề…. Trong năm 2021, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho gần 535,1 nghìn đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo kịp thời, đúng quy định, với định mức hỗ trợ là 55,4 nghìn đồng/hộ/tháng; giải quyết cho 600 lượt hộ nghèo, 1.300 lượt hộ cận nghèo và 2.300 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất với tổng kinh phí 227,3 tỷ đồng; giải quyết cho 130 hộ vay vốn nhà ở xã hội với số kinh phí 41,5 tỷ đồng. Đồng hành cùng các hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 về việc hỗ trợ tiền nước sạch sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, theo đó mỗi hộ được hỗ trợ 350 nghìn đồng/hộ trong 6 tháng năm 2021, tính từ tháng Năm đến hết tháng Mười năm 2021.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã triển khai hiệu quả nhiều giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội trong việc chăm lo đời sống người có công, các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em, các đối tượng bảo trợ xã hội. Trong năm, toàn tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ, tết và hỗ trợ cho cho các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi.... Tổng số kinh phí thăm, tặng, hỗ trợ gần 77.323 triệu đồng, tặng cho 238.911 lượt đối tượng. Trong đó: thăm hỏi, tặng quà người có công, hộ gia  đình chính sách với tổng kinh phí 46.076 triệu đồng, tặng cho 168.201 lượt đối tượng; thăm, tặng quà người cao tuổi với kinh phí 7.370 triệu đồng, tặng cho 19.921 lượt đối tượng; hộ nghèo, cận nghèo, và các hộ khó khăn, với tổng kinh phí 17.422 triệu đồng, tặng cho 40.529 lượt đối tượng; đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 2.100 triệu động, tặng cho 2.964 lượt đối tượng; đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí 557 triệu động, tặng cho 1.221 lượt đối tượng. Hỗ trợ xây mới 02 ngôi nhà tình nghĩa với kinh phí 160 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã trích kinh phí thăm hỏi, tặng quà các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, tháo gỡ một phần khó khăn, ổn định cuộc sống.

8.3. Giáo dục, đào tạo[2]

Trong năm 2021, ngành Giáo dục và Đào tạo đã khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 cho phù hợp, chú trọng công tác phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng công tác dạy và học. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã đạt được một số kết quả khả quan, cụ thể là:

- Tổ chức thành công các kỳ thi cấp tỉnh như: thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm học 2020-2021, kết quả 33/74 thí sinh đạt giải, chiếm tỷ lệ 44,6%; thi chọn học sinh giỏi, học viên giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2020-2021, kết quả, có 531/1.004 thí sinh dự thi đạt giải, chiếm 52,9%; thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Trung học cơ sở cấp tỉnh, có 380/684 thí sinh đăng ký dự thi ở 9 môn học đạt giải, chiếm tỷ lệ 55,6%; thi Olympic tài năng Tiếng Anh cấp tỉnh cho học sinh lớp 8 và lớp 11, kết quả có 76 thí sinh đạt giải, trong đó có 04 giải Nhất, 13 giải Nhì, 19 giải Ba và 40 giải Khuyến khích; tổ chức cuộc thi “Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Ninh Bình lần thứ XII”, kết quả: có 64 mô hình/sản phẩm của 162 tác giả và đồng tác giả đạt giải, trong đó có 01 giải Đặc biệt, 03 giải Nhất, 06 giải Nhì, 20 giải Ba, 30 giải Khuyến khích và 04 giải phụ (trong đó có 34 học sinh tiểu học, 85 học sinh THCS, 43 học sinh THPT).

- Tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021. Trong đó, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 tỉnh Ninh Bình tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục, đào tạo ổn định, vững chắc. Điểm trung bình các môn thi là 6,903 điểm, cao thứ Ba so với toàn quốc. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn tỉnh đạt 99,06%, trong đó khối THPT đạt 99,69%; khối Giáo dục thường xuyên đạt 95,38%. Có 397 thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên; 143 thí sinh đạt từ 27,5 điểm trở lên; và 39 thí sinh đạt từ 28 điểm trở lên; toàn tỉnh có 726 điểm 10, có 06 thủ khoa ở 05 khối thi truyền thống, trong đó: 01 thí sinh khối A00 đạt 28,6 điểm; 02 thí sinh khối A01 đạt 28,85 điểm; 01 thí sinh khối D01 đạt 28,20 điểm; 01 thí sinh khối B00 đạt 28,30 điểm; 01 thí sinh khối C00 đạt 28,75 điểm.

- Tham dự các cuộc thi cấp quốc gia như: cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021 tại thành phố Huế, có 02 dự án tham gia dự thi đều đạt giải (giải Nhất: Dự án “Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà” của Nguyễn Trần Đạt và Đinh Hoàng Nam, học sinh Trường THPT Hoa Lư A; giải Tư: Dự án “Khảo sát hoạt tính kháng Oxi hóa và ức chế sản xuất hóa chất gây viêm nhiễm TNF-a/IFG-y của cao chiết CHLOROFORM từ cây ngải dại trong điều trị bệnh viêm da cơ địa” của Đỗ Đăng Quang và Đỗ Việt Bình Minh, học sinh Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu); tham gia Hội thi Trạng nguyên Tiếng Anh toàn quốc do Hội đồng Đội Trung ương và Báo Nhi Đồng tổ chức có 8/8 học sinh lọt vào vòng chung kết, 2 học sinh đạt giải Trạng nguyên, 6 học sinh đạt giải Trạng nguyên tích cực; tham gia cuộc thi vẽ tranh quốc tế TOYOTA “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ X do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng và Công ty ô tô Toyota Việt Nam tổ chức, đạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 02 giải Khuyến khích.

Công tác khuyến học, khuyến tài tiếp tục được quan tâm thực hiện. Trong năm, nhằm khích lệ, động viên tinh thần hiếu học, vượt khó, vươn lên của các em học sinh, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức Chương trình trao tặng "Học bổng cùng em vượt khó đến trường". Trong đợt đầu, trao tặng học bổng cho 465 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền trao tặng gần 2,6 tỷ đồng trong năm học 2021-2022. Tổng số tiền cho cả chu kỳ học bổng là hơn 8,6 tỷ đồng; trong đó, có 344 em được tặng mức học bổng 4,5 triệu đồng/năm; 61 em được tặng học bổng mức từ 5 triệu đến 24 triệu/năm; 182 em được tặng học bổng trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm; 70 em được tặng học bổng trong thời gian từ 6 đến 16 năm. Bên cạnh việc trao tặng học bổng bằng tiền mặt, nhiều tổ chức, cá nhân còn giúp đỡ thêm các em học sinh bằng hiện vật như trao tặng cặp, sách vở, xe đạp, quần áo, đồ dùng học tập...

Hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ chủ trì và phát động với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả. Sau thời gian vận động quyên góp và tiếp nhận ủng hộ, ngành Giáo dục Ninh Bình đã huy động được hơn 5 tỷ đồng ủng hộ Chương trình.

 8.4. Y tế [3]

Trước tình hình dịch Covid -19 bùng phát trở lại và có diễn biến ngày càng phức tạp, ngành Y tế đã bám sát và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; rà soát, kích hoạt lại phương án phòng, chống dịch ở mức cao nhất, bổ sung các tình huống phù hợp với diễn biến của dịch bệnh; cập nhật, rà soát, quản lý cách ly người đi về từ các địa phương đang có dịch, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid - 19 cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Tính cộng dồn đến 16h00 ngày 26/12/2021, trên địa bàn tỉnh có 993 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó đã được điều trị khỏi và xuất viện 529 trường hợp, đang điều trị 442 trường hợp, chuyển Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 22 trường hợp. Tổng số trường hợp được cách ly và giám sát cộng dồn là 119.450 trường hợp (trong đó, cách ly tại cơ sở y tế là 2.944 trường hợp; cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung là 26.696 trường hợp; cách ly y tế tại nhà và nơi lưu trú là 89.810 trường hợp), tổng số ca đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cộng dồn là 300.423 ca. Đã triển khai tiêm phòng vắc xin Covid -19 cho nhóm đối tượng trên 18 tuổi đang có mặt tại Ninh Bình, mũi 1 cho 628.606 người, tiêm mũi 2 cho 588.691 người, tiêm mũi 3 cho 6.938 người; nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi: mũi 1 cho 81.678 người, mũi 2 cho 76.878 người.

Bên cạnh đó công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh thực phẩm và công tác phòng, chống các dịch bệnh nhất là vào các thời điểm giao mùa thường xuyên được quan tâm thực hiện. Trong năm, toàn tỉnh đã kiểm tra 4.722 lượt cơ sở, phát hiện 241 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 546,3 triệu đồng và buộc tiêu hủy sản phẩm không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tính đến hết tháng 11 năm nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Gia Viễn làm 08 người mắc và 174 ca ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ, không có trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm; có 26 ca sốt xuất huyết; 23 ca chân tay miệng; 288 mắc thủy đậu... Tại các cơ sở y tế đã khám chữa bệnh cho 961,3 nghìn lượt, điều trị nội trú 143,3 nghìn lượt; khám thai cho 43,6 nghìn lượt; đặt vòng cho 3.861 ca; triệt sản 29 ca .

Công tác phòng chống HIV/AIDS: Trong 11 tháng, trên địa bàn tỉnh phát hiện mới 81 người nhiễm HIV, có 29 trường hợp tử vong do AIDS. Lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh là 3.139 người, trong đó số người nhiễm HIV còn sống 1.837 người; số trường hợp tử vong do AIDS là 1.302 người.

8.5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Hoạt động thông tin tuyên truyền được tập trung thực hiện sâu rộng, nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả, phù hợp trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, gắn liền tuyên truyền cổ động trực quan với những sự kiện nổi bật như: Chào đón năm mới, mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu 2021; Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Lễ hội Hoa Lư, Ninh Bình năm 2021; tuyên truyền chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tuyên truyền kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình..., đặc biệt là tiếp tục tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19.

 Trong năm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức đa dạng, phong phú, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ Nhân dân, tạo không khí vui tươi phấn khởi nhưng vẫn đảm bảo an toàn về phòng chống dịch bệnh, cụ thể như: tổ chức Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Lễ hội Hoa Lư, Ninh Bình năm 2021; tổ chức trưng bày, giới thiệu sách báo, triển lãm ảnh nghệ thuật… Nhà hát chèo đã tổ chức được 126 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân; trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng đã thực hiện 156 buổi chiếu phim, phục vụ gần 22 nghìn lượt người xem.

Hoạt động thể thao quần chúng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều giải thể thao phải tạm dừng tổ chức như: ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân gắn với Giải Việt dã xã, phường, thị trấn tỉnh Ninh Bình lần thứ VI năm 2021 - Cup SHB; Giải chạy Tràng An Marathon; Giải chạy Cúc Phương Jungle Paths năm 2021; Đại hội thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn năm 2021...

Đối với thể thao thành tích cao, các đoàn vận động viên của Tỉnh đã tham gia thi đấu các giải thể thao trong nước, đạt 34 huy chương các loại, gồm có 10 HCV, 08 HCB và 16 HCĐ. Trong đó: đoàn vận động viên môn cờ vua tham gia thi đấu giải Cờ vua quốc gia năm 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 01 HCĐ; đoàn vận động viên môn Kick Boxing tham gia thi đấu giải Vô địch Cúp Kick Boxing toàn quốc năm 2021 tại Bình Định đạt 04 HCĐ; đoàn vận động viên môn Bowling tham gia giải Vô địch Bowling các đội mạnh quốc gia năm 2021 tại thành phố Đà Nẵng đạt 07 huy chương, gồm: 02 HCV, 03 HCB và 02 HCĐ;....

Trong năm, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công một số hoạt động thể thao đảm bảo công tác phòng, chống dịch: giải Cầu lông cụm I khối Phòng Giáo dục và Đào tạo lần thứ XV năm 2021; giải Quần vợt các Câu lạc bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XV năm 2021; giải Cầu lông các Câu lạc bộ Cúp PTTH tỉnh Ninh Bình lần thứ XXV năm 2021; đăng cai tổ chức tổ chức vòng 2, chung kết xếp hạng Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Bamboo Airways 2021.

8.6. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội[4]

Trong năm, lực lượng an ninh chủ động lên kế hoạch, triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong các kỳ nghỉ lễ, tết và đặc biệt các sự kiện quan trọng của tỉnh như: Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Lễ hội Hoa Lư năm 2021; Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026… Bên cạnh đó, phối hợp với ngành y tế và các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19, đảm bảo an ninh trật tự ở các khu cách ly tập trung; lập chốt kiểm soát dịch bệnh nhất là đối với địa bàn giáp ranh với các tỉnh; rà soát, xác minh, truy vết các trường hợp đi về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với trường hợp dương tính với Covid -19; phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch, đăng tin sai sự thật về dịch bệnh…

Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt là quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác bảo đảm trật tự ATGT có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm đáng kể.

Trong tháng (tính từ ngày 15/11/2021 đến 14/12/2021), trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 03 người và bị thương 11 người; xảy ra 29 vụ phạm pháp hình sự; phát hiện 05 vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy với 08 đối tượng.

Tính chung lại, từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/12/2021 trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 129 vụ tai nạn giao thông (126 vụ tai nạn giao thông đường bộ; 02 vụ tai nạn giao thông đường sắt và 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy), làm chết 38 người và bị thương 105 người (giảm 07 vụ, giảm 04 người chết và giảm 10 người bị thương so với cùng kỳ năm 2020); xảy ra 346 vụ phạm pháp hình sự (tăng 06 vụ); phát hiện 304 vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy với 422 đối tượng (tăng 50 vụ và tăng 135 đối tượng).

8.7. Tình hình phòng chống cháy nổ[5]

Tính từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/12/2021, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 09 vụ cháy, gây thiệt hại gần 347 triệu đồng trong đó có 01 vụ cháy xưởng may của công ty TNHH thời trang Itas Mars Intimates, gây thiệt hại trên 300 triệu đồng, không có thương vong về người./.

 


[1] Số liệu về tốc độ tăng trưởng GRDP và cơ cấu kinh tế do TCTK tính toán và công bố kỳ 30/11/2021.

[2] Theo số liệu của Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh.

[3] Theo số liệu của Sở Y tế Tỉnh tính đến tháng 11/2021, riêng số liệu về dịch Covid 19 cập nhật mới nhất.

[4] Theo số liệu của Công an Tỉnh

[5] Theo số liệu của Công An tỉnh


 


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác