Tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2023 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Đa số các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo từ đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2,1% trong năm 2023, điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo đầu năm 2023. Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 6/2023, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 2,7%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 3/2023. Báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới giữa năm 2023 của Liên hợp quốc (UNDESA) dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,3% năm 2023, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2023. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023, đạt 2,8%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2023. Tại khu vực Đông Nam Á, trong Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á tháng 4/2023, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)dự báo tăng trưởng năm 2023 của một số quốc gia như sau: In-đô-nê-xi-a 4,8%, Ma-lai-xi-a4,7%, Phi-li-pin 6,0%, Thái Lan 3,3%, Xin-ga-po 2,0% và Việt Nam 6,5%.So với dự báo trong tháng 12/2023, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin, điều chỉnh tăng cho Ma-lai-xi-a và Việt Nam lần lượt là 0,4 và 0,2 điểm phần trăm, trong khi đó điều chỉnh giảm lần lượt 0,7 và 0,3 điểm phần trăm đối với dự báo tăng trưởng GDP của Thái Lan và Xin-ga-po.
Năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh xác định tại các Nghị quyết (Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 02-12-2022; Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 09-12-2022). Ngay từ những ngày đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2023 Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp; đã đề ra một loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, khơi thông nguồn vốn đầu tư, phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính...Trên tinh thần đó, các cấp, các ngành, các đơn vị đã khẩn trương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm theo chương trình, kế hoạch đề ra. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự tin tưởng, đồng lòng, quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, nhờ vào những nỗ lực đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt được một số kết quả nhất định so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP ước tăng 6,80%.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước khoảng 1.838 tỷ đồng, đạt 40,8% dự toán và giảm 19,02%.
- Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 5.124 tỷ đồng, đạt 35,8% nhiệm vụ chi và tăng 24,32%.
- Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành ước tính 6 tháng đầu năm 2023 đạt 12.441,53 tỷ đồng, tăng 17,12% .
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,46%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt 16.996,41 tỷ đồng, tăng 16,02%.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,34% .
1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP)
1.1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh 2010) quý II/2023 ước tính tăng 6,91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 5,37%; khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 10,54%; khu vực Dịch vụ tăng 5,98%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,36%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 7.732 tỷ đồng, tăng 6,80% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,69 %; quý II tăng 6,91%), đứng thứ 22/63 tỉnh thành trên cả nước và cao nhất trong khu vực Tây Nguyên. Trong đó: Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 5,65%; Khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 10,88% (trong đó Công nghiệp tăng 12,65%); Khu vực Dịch vụ tăng 5,31%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,48%.
1.2. Tăng trưởng các khu vực kinh tế
Trong mức tăng trưởng chung 6,80% thì nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 3,97 điểm phần trăm, (trong đó Công nghiệp đóng góp 3,32 điểm phần trăm); nhóm ngành Thương mại và dịch vụ đóng góp 2,59 điểm phần trăm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,22 điểm phần trăm.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt đều có tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể các khu vực như sau:
(1) Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản.
Trong khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản giá trị tăng thêm ước tính tăng 5,65% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Đây là khu vực ghi nhận tốc độ tăng đồng đều trong các quý. Trong khu vực này, sản lượng của một số cây lâu năm, chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản phát triển tốt, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao. Giá trị tăng thêm ngành Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; ngành Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan tăng 6,94%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm; ngành Khai thác, nuôi trồng thủy sản 8,46%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
(2) Khu vực Công nghiệp - Xây dựng
- Giá trị tăng thêm khu vực Công nghiệp - Xây dựng có mức tăng khá cao, đạt 10,88% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,32 điểm phần trăm vào mức tăng chung GRDP. Trong đó ngành Công nghiệp tăng 12,65%, đóng góp 1,65 điểm phần trăm; ngành Xây dựng tăng 9,56%, đóng góp 1,67 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Trong mức tăng chung 12,65% giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp khai khoáng tăng 15,96% đóng góp 0,05 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,42% đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước tăng 14,68% đóng góp 1,25 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 7,27% đóng góp 0,04 điểm phần trăm.
Hoạt động xây dựng vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ngành xây dựng 6 tháng đầu năm 2023 tăng 9,56%, đóng góp 1,67 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong hoạt động xây dựng, lĩnh vực hoạt động xây dựng kỹ thuật chuyên dụng đóng vai trò quan trọng góp phần tăng trưởng đáng kể với cơ cấu chiếm 66,67% trong tổng giá trị tăng thêm ngành xây dựng và tăng 14,44% so cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
(3) Khu vực dịch vụ
Các ngành kinh tế trong khu vực dịch vụ được coi là ngành “công nghiệp không khói”, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, nó đã, đang và sẽ được nhà nước khuyến khích phát triển để tạo bước đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khởi sắc khi nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại, 6 tháng đầu năm 2023 ước tính giá trị tăng thêm tăng 5,31% so với cùng kỳ năm 2022. Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm 6 tháng đầu năm của một số ngành có tỷ trọng và tốc độ tăng cao như sau: Thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 11,24%, đóng góp 0,74 điểm phần trăm; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 18,02%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,66%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 16%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 10,55%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; Hoạt động dịch vụ khác tăng 6,88%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm ...
1.3. Quy mô và cơ cấu nền kinh tế
Quy mô nền kinh tế tỉnh Kon Tum 6 tháng đầu năm 2023 theo giá hiện hành ước tính đạt 14.575 tỷ đồng, trong đó: Khu vực Nông - Lâm - Thuỷ sản, chiếm 10,33%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 36,91%; khu vực Dịch vụ chiếm 44,34%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,39% (Cơ cấu tương ứng cùng kỳ năm 2022 là 11,19%; 34,55%; 45,52; 8,75%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
2. Tài chính, ngân hàng
a) Thu, chi ngân sách
Dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn năm 2023 Hội đồng nhân dân tỉnh giao 4.500 tỷ đồng; ước thực hiện thu 6 tháng đầu năm khoảng 1.838 tỷ đồng, đạt 40,8% dự toán và giảm 19,02% so với cùng kỳ năm trước. trong đó, thu nội địa 1.700 tỷ đồng, giảm 19,68% so với cùng kỳ năm trước.
Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023 Hội đồng nhân dân tỉnh giao gần 10.887 tỷ đồng; nhiệm vụ chi năm 2022 còn tiếp tục chuyển nguồn sang năm 2023 là 3.411,9 tỷ đồng; nhiệm vụ chi Trung ương bổ sung trong năm 2023 là 0,3 tỷ đồng. Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2023 (bao gồm cả chuyển nguồn năm trước sang, Trung ương bổ sung có mục tiêu) là 14.299,2 tỷ đồng; ước thực hiện chi 6 tháng khoảng 5.124 tỷ đồng, đạt 35,8% nhiệm vụ chi và tăng 24,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 2.349 tỷ đồng, tăng 38,67%, chi thường xuyên đạt 2.774 tỷ đồng, tăng 15,18% so với cùng kỳ năm trước.
b) Hoạt động ngân hàng[1]
(1) Tình hình thực hiện lãi suất: Trong 6 tháng đầu năm 2023, các TCTD trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất cho vay trên địa bàn tiếp tục được duy trì ổn định.
Hiện nay, các TCTD trên địa bàn áp dụng mức lãi suất như sau:
- Lãi suất huy động bằng VNĐ: Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng: ≤ 0,5%/năm; Tiền gửi kỳ hạn từ 01 đến dưới 6 tháng, lãi suất từ ≤ 5,0%/năm; Tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng: 6,0-7,5%/năm; Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 7,2-8,0%/năm.
- Lãi suất cho vay bằng VNĐ : Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến: 5,5-12,0%/năm; Lãi suất cho vay trung, dài hạn phổ biến: 10,0-14,0%/năm.
(2) Hoạt động huy động vốn
Trong kỳ báo cáo, mức lãi suất huy động tiếp tục được duy trì ở mức khá cao so với cùng kỳ năm trước, đồng thời các TCTD trên địa bàn tích cực đẩy mạnh nhiều biện pháp, chương trình khuyến mại để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định, đáp ứng được một phần nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn. Đến ngày 30/6/2023, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đạt 20.750 tỷ đồng, tăng 0,5% (+100 tỷ đồng) so với tháng trước, tăng 4,4% (+875 tỷ đồng) so với cuối năm 2022, tuy nhiên mức tăng trưởng nguốn vồn huy động vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (+5,5%). Trong đó, nguồn vốn huy động trên 12 tháng ước đạt 2.015 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,7% tổng nguồn vốn huy động, giảm 0,1% (-1 tỷ đồng) so với tháng trước, giảm 1,1% (-22 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2022. Mức lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống vẫn được duy trì ở mức cao so với năm 2022, nên khách hàng có xu hướng chọn gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong chi tiêu, tiêu dùng.
(3) Hoạt động tín dụng
Trong kỳ báo cáo, các TCTD trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam và NHNN chi nhánh tỉnh tập trung nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các ngành nghề là thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất kinh doanh. Trước những thách thức của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng ngân hàng tiếp tục góp phần tích cực vào tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế của địa phương, các TCTD đã triển khai đa dạng, linh hoạt các sản phẩm tín dụng, các gói tín dụng ưu đãi của riêng từng hệ thống TCTD để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Kết quả tăng trưởng tín dụng trên địa bàn trong 5 tháng đầu năm tương đối thấp, cho thấy đến thời điểm hiện tại, với nhiều khó khăn, thách thức đan xen, khả năng phục hồi và hấp thụ vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn còn bị hạn chế. Mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm trên địa bàn thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước (+6,9%), cụ thể: Đến ngày 30/6/2023, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đạt 43.350 tỷ đồng, tăng 0,6% (+241 tỷ đồng) so với tháng trước, tăng 1,0% (+423 tỷ đồng) so với cuối năm 2022. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn ước đạt 26.250 tỷ đồng, chiếm 60,6% tổng dư nợ, tăng 0,6% (+154 tỷ đồng) so với tháng trước, giảm 0,2% (-65 tỷ đồng) so với đầu năm; Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 17.100 tỷ đồng, chiếm 39,4% tổng dư nợ, tăng 0,2% (+28 tỷ đồng) so với tháng trước, tăng 2,9% (+488 tỷ đồng) so với đầu năm.
3. Chỉ số giá, lạm phát
3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,14% so với tháng trước. So với tháng 12/2022 CPI tháng 6 tăng 0,28% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,84%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 5,34%.
So với tháng trước chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,14% (khu vực thành thị tăng 0,19%; khu vực nông thôn tăng 0,09%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 07 nhóm tăng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,37%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,39%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,22%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm giao thông tăng 0,2%; nhóm giáo dục tăng 0,17%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,09%. Có 03 nhóm giảm là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,28%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,29%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,46%. Có 01 nhóm không biến động giá là nhóm thuốc và dịch vụ y tế.
Diễn biến giá tiêu dùng tháng 6/2023 so với tháng trước của một số nhóm hàng chính như sau:
- Bảy nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:
(1) Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,37%)
Chỉ số nhóm lương thực tăng 0,25%, trong đó chỉ số nhóm gạo tăng 0,35% (gạo tẻ thường tăng 0,31%, gạo tẻ ngon tăng 0,98%, gạo nếp tăng 0,3%), nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng giá gạo xuất khẩu tăng và là sản phẩm trái vụ. Nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 0,35%, trong đó khoai tăng 0,71%, sắn tăng 1,15% là do nhu cầu tiêu dùng tăng nên làm giá tăng theo.
Chỉ số nhóm thực phẩm tăng 0,52%, cụ thể: nhóm thịt gia súc tươi sống giảm 0,32%, trong đó thịt lợn giảm 0,31%, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng giảm và lượng cung dồi dào. Nhóm thịt gia cầm tăng 0,36%, trong đó thịt gà tăng 0,41%. Nhóm thịt chế biến giảm 0,06%, trong đó thịt quay, giò chả giảm 0,07%. Nhóm dầu, mỡ ăn và chất béo khác giảm 0,42%, trong đó dầu thực vật giảm 0,42%, mỡ động vật giảm 1,27% là giảm theo giá thịt lợn.
Nhóm thủy sản tươi sống tăng 1,25% là do nhóm cá tươi hoặc ướp lạnh tăng 1,14%, tôm tươi hoặc ướp lạnh tăng 1,28%, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng nên làm cho giá tăng.
Nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 3,62%, trong đó bắp cải tăng 11,85% (tăng 1.000 đến 2.000 đồng/kg), cà chua tăng 1,92%, rau muống tăng 4,67%, rau rau tươi khác tăng 6,38%, đỗ quả tươi tăng 2,09%. Nguyên nhân chủ yếu là các sản phẩm rau, củ, quả trên trái vụ và lượng cung giảm.
Nhóm quả tươi, chế biến tăng 0,72%, trong đó chuối tăng 1,03%, quả có múi tăng 0,62%, táo tăng 2,54%, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng tăng làm cho giá tăng.
Nhóm sữa, bơ, pho mai tăng 0,54%, trong đó sữa tươi tăng 0,87%, sữa đặc tăng 0,37%, sữa bột người lớn tăng 0,78%, pho mát tăng 2,35%, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng.
(2) Đồ uống và thuốc lá (+0,39%)
Chỉ số nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,39%, là do nhóm rượu bia tăng 0,87%, trong đó rượu các loại tăng 0,35%, bia các loại tăng 1,21%. Nguyên nhân là do sau nhiều tháng liền giảm mạnh nay giá ổn định và tăng trở lại do nhu cầu tiêu dùng tăng.
(3) May mặc, mũ nón và giày dép (+0,22%)
Chỉ số nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,22%, trong đó nhóm quần áo may sẵn tăng 0,15%, nhóm giầy, dép tăng 0,62%, nguyên nhân là do nhu cầu mua sắm tăng làm cho giá tăng theo.
(4) Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,09%)
Chỉ số nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%, tăng chủ yếu là do thiết bị khác tăng 0,64%, trong đó máy vi tính và phụ kiện tăng 0,76%; đồng hồ treo tường, để bàn và gương tăng 1,32%, trong đó đồng hồ treo tường và để bàn tăng 2,73%.
(5) Giao thông (+0,2%)
Chỉ số nhóm giao thông tăng 0,2%, nguyên nhân chủ yếu là do nhóm nhiên liệu tăng 0,49%, do trong tháng có các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu các ngày 01/6/2023, 12/6/2023, 21/6/2023, tính bình quân so với tháng trước thì chỉ số giá xăng tăng 0,5%, riêng dầu diezel giảm 0,35%; nhóm phụ tùng tăng 0,51%, trong đó phụ tùng khác của xe máy tăng 1,04%, phụ tùng khác của xe đạp tăng 3,3%.
(6) Giáo dục (+0,17%)
Chỉ số nhóm giáo dục tăng 0,17%, là do văn phòng phẩm tăng 0,76%, trong đó sản phẩm từ giấy tăng 2,22%, bút viết các loại tăng 0,97%, nguyên nhân là nhu cầu mua sắm bút, vở chuẩn bị cho năm học mới tăng nên giá tăng theo.
(7) Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,09%)
Chỉ số nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,09% là do đồ dùng cá nhân tăng 0,14%, trong đó hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,23%, túi xách, va ly tăng 0,36% đồng hồ đeo tay tăng 0,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng làm cho giá tăng theo
- Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:
(1) Nhà ở và vật liệu xây dựng (-0,28%)
Chỉ số nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,28%, nguyên nhân chính là do giá gas giảm 8,67%, giảm 35.000 đồng/bình 12 kg từ ngày 01/6/2023; giá dầu hỏa qua các đợt điều chỉnh giá ngày 01/6/2023, 12/6/2023, 21/6/2023 tình bình quân so với tháng trước giảm 2,41%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại điện sinh hoạt tăng 1,73% là do giá điện điều chỉnh tăng theo Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04 tháng 5 năm 2023, song trong tháng trên địa bàn tỉnh là mùa mưa, thời tiết mát mẻ nên lượng tiêu dùng điện giảm so với tháng trước do đó mức tăng bình quân nhỏ hơn 3%; nước sinh hoạt tăng 0,27% là do nhu cầu tiêu dùng tăng nên làm cho giá bình quân tăng.
(2) Bưu chính viễn thông (-0,29%)
Chỉ số nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,29%, là do thiết bị điện thoại giảm 0,86%, trong đó máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 1,75%, máy điện thoại di động thông thường giảm 0,91%, nguyên nhân là do các cơ sở kinh doanh giảm giá khuyến mãi nhiều dòng điện thoại di động.
(3) Văn hóa, giải trí và du lịch (-0,46%)
Chỉ số nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,46% là do nhóm dịch vụ văn hóa giảm 2,05%, trong đó ti vi màu giảm 2,15% là do các đơn vị kinh doanh giảm giá kích cầu.
- Một nhóm không biến động giá: nhóm Y tế không có biến động về giá.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,34% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có 8 nhóm hàng tăng giá và 3 nhóm giảm giá.
Trong các nhóm tăng giá:
(1) Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,66%, trong đó giá lương thực tăng 6,31% ( giá gạo tăng 6,64% do ảnh hưởng giá gạo xuất khẩu tăng); giá thực phẩm tăng 5,83% do giá thịt gia súc tăng 4,97%, thủy sản tươi sống tăng 4,48%, các loại đậu và hạt tăng 11,85%; ăn uống ngoài gia đình tăng 18.62%.
(2) Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 4,9%, trong đó giá rượu bia tăng 8,12% là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.
(3) Nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 4,73%, là do giá quần áo may sẵn tăng 5,68%, giầy dép tăng 4,31%, dịch vụ may mặc tăng 6,29% là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.
(4) Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,95% chủ yếu do giá vật liệu xây dựng tăng 6,12% và giá nhà ở thuê tăng 4,64%.
(5) Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,36% là do giá đồ điện tăng 5,24%, giá xà phòng và chất tẩy rửa tăng 6,65%, giá giường tủ, bàn ghế tăng 2,22%.
(6) Nhóm thuốc và thiết bị y tế tăng 0,25%, chủ yếu là do giá thuốc các loại tăng 1,53%.
(7) Nhóm giáo dục tăng 38,54%, trong đó giá văn phòng phẩm tăng 4,24%; dịch vụ giáo dục tăng 50,35% là do năm học 2021-2022 miễn học phí một học kỳ đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch theo Nghị quyết số 48/2021/NQ-HĐND ngày 22/10/2021của HĐND tỉnh Kon Tum.
(8) Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,82% do giá đồ dùng cá nhân tăng 9,47%, giá dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 6,67%.
Ở chiều ngược lại, có 3 nhóm hàng giảm giá:
(1) Nhóm giao thông giảm 6,5%, chủ yếu là do giá nhiên liệu giảm 17,98%, trong đó giá xăng giảm 18,47%, gía dầu diezl giảm 14,15%.
(2) Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 5,94% là do giá các loại điện thoại thế hệ cũ giảm.
(3) Nhóm văn hóa giải trí và du lịch giảm 1,33%, giảm chủ yếu là do giá thiết bị văn hóa giảm 15,94%.
3.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn tỉnh
Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Trên địa bàn tỉnh, chỉ số giá vàng tháng 6/2023 giảm 0,13% so với tháng trước; giảm 0,19% so với tháng 12/2022; giảm 3,19% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 0,59% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Trên địa bàn tỉnh, giá đô la Mỹ tháng 6/2023 bình quân giao dịch quanh mức 23.701 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2023 tăng 0,11% so với tháng trước; giảm 2,3% so với tháng 12/2022; tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 2,7%.
3.3. Chỉ số giá sản xuất
a) Giá sản xuất nông lâm thuỷ sản.
Giá bán nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý II năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xuyên chịu sự tác động lớn của yếu tố thị trường; mùa vụ sản xuất, ... đã tác động hầu hết các loại giá sản xuất đều có xu hướng biến động tăng so với quý trước. Cụ thể như sau:
Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Quý II năm 2023 tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước, so với quý trước tăng 1,22%. Chỉ số giá các nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng (giảm) chủ yếu theo quy luật cung cầu trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm 2023 đến nay, việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương trên cả nước khá thuận lợi nên tình hình biến động giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng có phần ảnh hưởng bởi sự biến động giá chung của một số mặt hàng trên cả nước và các tỉnh lân cận.
Tình hình diễn biến giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của một số nhóm hàng chính trong quý II năm 2023, cụ thể:
(1) Nhóm sản phẩm từ cây hàng năm: tăng 1,47% so với quý trước, trong đó: nhóm thóc khô giảm 1,34% so quý trước do đang thời gian thu hoạch vụ đông xuân; nhóm ngô và cây lương thực có hạt khác tăng 2,38%, nhóm sản phẩm cây lấy củ có chất bột tăng 3,75%; nhóm hạt chứa dầu tăng 0,59%, do sự biến động giá chung của cả nước và các tỉnh lân cận; nhóm mía cây tươi tương đối ổn định, chỉ giảm nhẹ (-0,06%), do Công ty cổ phần Đường Kon Tum giữ nguyên giá mua nguyên liệu theo hợp đồng; nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh giảm 0,22%, nguyên nhân chủ yếu do hiện nay đang vào vụ thu hoạch.
Chỉ số giá nhóm sản phẩm từ cây hàng năm tăng (1,47%) so với quý trước nguyên nhân chủ yếu do hiện nay đang vào vụ thu hoạch, một mặt quý trước là thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này cao dẫn đến giá bán trong quý trước cao, sang quý II giá các mặt hàng này ổn định trở lại.
(2) Nhóm sản phẩm từ cây lâu năm: tăng 2,4% so với quý trước. Trong đó: nhóm sản phẩm cây ăn quả tăng 1,08% chủ yếu do sản lượng thu hoạch tăng, nguồn cung ra thị trường lớn và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao trong thời tiết nắng nóng; nhóm hồ tiêu giảm 1,36%; nhóm mủ cao su khô tăng 0,67%; nhóm cà phê tăng 4,75%, giá các sản phẩm hồ tiêu, cao su, cà phê biến động phần lớn do ảnh hưởng giá chung của cả nước; nhóm cây chè tăng 1,05%.
(3) Nhóm sản phẩm từ chăn nuôi: giảm 0,56% so với quý trước. Trong đó: nhóm sản phẩm chăn nuôi trâu, bò tăng 0,2%; nhóm sản phẩm chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai giảm 2,44%; nhóm sản phẩm chăn nuôi lợn giảm 0,82%; nhóm sản phẩm chăn nuôi gia cầm giảm 0,36%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khác giảm 0,38%. Chỉ số giá nhóm chăn nuôi giảm so quý trước chủ yếu do giá cả các mặt hàng này ổn định dần sau kỳ tăng giá vào dịp Tết Nguyên đán 2023.
(4) Nhóm dịch vụ nông nghiệp: tăng 0,27% so với quý trước; dịch vụ trồng trọt tăng 0,26%; dịch vụ chăn nuôi tăng 0,56%, nhóm dịch vụ chăn nuôi tăng do nhu cầu sử dụng các dịch vụ trong vụ trong thời điểm mùa vụ thu hoạch.
(5) Nhóm lâm nghiệp: Các sản phẩm lâm nghiệp tương đối ổn định (chỉ tăng nhẹ 0,06%) so với quý trước do phần lớn các sản phẩm giữ ổn định giá so với quý trước.
(6) Nhóm thủy sản: Nhóm thủy sản tăng 1,97% với quý trước, nguyên nhân chủ yếu do nguồn thủy sản tự nhiên giảm, một mặt tâm lý người tiêu dùng luôn ưa chuộng các mặt hàng khai thác tự nhiên nên giá tăng.
b) Giá sản xuất công nghiệp
Giá sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như nhu cầu thị trường; giá nguyên liệu đầu vào; mùa vụ sản xuất; tình hình lưu thông hàng hóa; tình hình xuất nhập khẩu cũng như các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước... Trong quý II năm 2023 các yếu tố trên ảnh hưởng tương đối lớn đến giá sản xuất công nghiệp. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý II năm 2023 tăng 8,49% so với quý trước, tình hình tăng giảm cụ thể ở các nhóm ngành như sau:
(1) Nhóm ngành khai khoáng : Chỉ số giá sản phẩm thuộc nhóm ngành khai khoáng tăng 2,34% so với quý trước, nguyên nhân chủ yếu do giá đá, cát, sỏi tăng.
(2) Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến và chế tạo tăng 4,22% so với quý trước. Trong đó tác động nhiều nhất làm cho chỉ số nhóm ngành này tăng cao là các sản phẩm thuộc ngành chế biến thực phẩm (sản phẩm tinh bột sắn) tăng, nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên liệu đầu vào trong quý II năm 2023 có tăng hơn so với quý trước. Bên cạnh đó các nhóm ngành như nhóm đồ uống tăng 0,86% do sản phẩm rượu vang tăng, nhóm sản phẩm chế biến gỗ tăng 0,16%, chủ yếu do nguyên liệu đầu vào tăng, nhóm sản phẩm từ cao su và Plastic tăng 2,34% do giá cao su tăng, nhóm sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại tăng 3,29% do nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng tăng trong mùa khô nên giá gạch tăng.
(3) Nhóm ngành điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: tăng 28,7% so với quý trước. Nguyên nhân chủ yếu do trong quý II/2023 là mùa khô ở Tây Nguyên nên sản lượng điện giảm làm cho chỉ số giá nhóm ngành này tăng.
(4) Nhóm ngành nước tự nhiên khai thác; dịch vụ quản lý và xử lý rác thải, nước thải: tăng 1,81% so với quý trước, trong đó:
Chỉ số giá nước tự nhiên khai thác dùng cho sinh hoạt tăng 6,8% so với quý trước; giá nước sinh hoạt được tính theo giá bậc thang, do nhu cầu sử dụng tăng nên giá tăng theo.
Chỉ số giá hoạt động thu gom, xử lý rác thải ổn định so với quý trước.
4. Đầu tư và xây dựng
Hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 cơ bản được duy trì ổn định, có sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 17,12 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tăng 60,36% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
4.1. Vốn đầu tư
a) Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh quý II năm 2023 ước tính đạt 6.391,92 tỷ đồng, tăng 13,72% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện đạt 1.337,05 tỷ đồng, giảm 3,12% so với cùng kỳ và chiếm 20,92% trong tổng nguồn vốn; Vốn ngoài nhà nước đạt 5.053,07 tỷ đồng, tăng 19,19% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 79,05% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,8 tỷ đồng, chiếm 0,03% trong tổng nguồn vốn.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 ước tính vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt 12.442 tỷ đồng, tăng 17,12% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:
Vốn Nhà nước trên địa bàn thực hiện đạt 2.462,51 tỷ đồng, tăng 0,63% so với cùng kỳ và chiếm 19,79% trong tổng số nguồn vốn, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước do trung ương quản lý đạt 631,09 tỷ đồng, nguồn vốn Nhà nước do địa phương quản lý đạt 1.831,42 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế, cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn ...
Vốn ngoài Nhà nước đạt 9.977 tỷ đồng tăng 22,19% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 80,19% trong tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt: 6.262,04 tỷ đồng, vốn đầu tư của các hộ gia đình đạt 3.715,18 tỷ đồng chủ yếu đầu tư của khu vực hộ dân cư trong xây dựng, sửa chữa nhà, chăn nuôi, trồng trọt...
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,8 tỷ đồng, chiếm 0,01% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu thực hiện các khoản mục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị không qua XDCB, bổ sung vốn lưu động và sửa chữa nâng cấp tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phân theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư XDCB: 6.382,97 tỷ đồng, chiếm 51,3% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB: 2.893,75 tỷ đồng, chiếm 23,26% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: 2.941,8 tỷ đồng, chiếm 23,64% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động: 217,48 tỷ đồng, chiếm 1,75% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư khác 5,53 tỷ đồng, chiếm 0,04% trong tổng nguồn vốn.
b) Tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2023
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.716,2 tỷ đồng, tăng 60,36% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý, Chia ra:
Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 1.213,01 tỷ đồng tăng 52,27% so với cùng kỳ và chiếm 70,68% trong tổng số nguồn vốn, Trong đó: Vốn cân đối Ngân sách tỉnh đạt 451,42 tỷ đồng, chiếm 26,3%; Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 697,53 tỷ đồng, chiếm 40,64%; Vốn ODA đạt 16,85 tỷ đồng, chiếm 0,98%; Vốn Xổ số kiến thiết đạt 19,17 tỷ đồng, chiếm 1,12%; Vốn khác đạt 28,08 tỷ đồng, chiếm 1,64% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.
Vốn Ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 503,15 tỷ đồng, tăng 83,90% so với cùng kỳ và chiếm 29,32% trong tổng số nguồn vốn, Trong đó: Vốn cân đối Ngân sách huyện đạt 212,65 tỷ đồng chiếm 42,26%; Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 290,49 tỷ đồng, chiếm 57,74%.
Trong 6 tháng đầu năm 2023 nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý và vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông, kiên cố hóa các kênh mương, công trình cấp nước sinh hoạt; công trình giáo dục; y tế… Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý và vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng so với cùng kỳ năm trước là do Các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tháo gở khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
c) Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Công tác phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư tiếp tục được chú trọng. Theo đó, đã chỉ đạo, rà soát, điều chỉnh Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương. Kết quả, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh thu hút 05 dự án đầu tư (ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế) với tổng vốn đăng ký khoảng 779,6 tỷ đồng.
4.2. Xây dựng
Trong 6 tháng đầu năm 2023, cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; Tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhất là các công trình trọng điểm. Những tháng đầu năm, tranh thủ thời tiết thuận lợi các hộ dân cư cũng tiến hành khởi công xây dựng nhà ở, nhà hàng, nhà nghỉ, sửa chữa nhà ở và các công trình liên quan (sân, tường rào, nhà kho, các công trình khác…); các đơn vị xã, phường, thị trấn cùng nhân dân thực hiện thi công các công trình nhà văn hóa, nhà rông, hội trường, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, bê tông hóa các đường liên thôn, liên xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới...
Giá trị sản xuất quý II năm 2023 ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum (theo giá so sánh 2010) ước đạt 2.567 tỷ đồng, tăng 9,29% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum ước đạt 5.036 tỷ đồng, tăng 9,44% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá trị sản xuất chia theo loại công trình: Công trình nhà ở: 227 tỷ đồng, chiếm 28,52% trong tổng số và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; Công trình nhà không để ở: 1.434 tỷ đồng, chiếm 4,5% trong tổng số và tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước; Công trình kỹ thuật dân dụng: 3.302 tỷ đồng, chiếm 65,7% trong tổng số và tăng 14,44% so với cùng kỳ năm trước; Hoạt động xây dựng chuyên dụng: 73 tỷ đồng, chiếm 1,28% trong tổng số và giảm 9,06% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước với các công trình trọng điểm về kỹ thuật dân dụng và nhà không để ở. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ Quốc lộ 14, 24, các tỉnh lộ...; thực hiện công trình đầu tư phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp, sửa chữa trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc trên địa bàn các huyện, thành phố... Các loại hình kinh tế khác (hộ dân cư, xã/phường/ thị trấn) hoạt động xây dựng chủ yếu do hộ dân cư đầu tư xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và các công trình liên quan (sân, tường rào, nhà kho, các công trình khác…); các đơn vị xã, phường, thị trấn cùng nhân dân thực hiện thi công các công trình nhà văn hóa, nhà rông, hội trường, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, bê tông hóa các đường liên thôn, liên xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới ...
Công trình trọng điểm thực hiện trong kỳ: Trong 6 tháng đầu năm 2023, các đơn vị hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thi công các công trình trọng điểm chuyển tiếp từ năm 2022 có vốn đầu tư cao như:
- Công trình kỹ thuật dân dụng: Đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum; Mở rộng, nâng cấp đường Trường Chinh, thành phố Kon Tum; Kè chống sạt lở dọc sông Đăk Bla; các công trình chỉnh trang đô thị thành phố Kon Tum; Cơ sở hạ tầng khu Du lịch văn hóa Ngục Kon Tum, Nâng cấp tỉnh lộ 675, Đường từ trung tâm huyện Sa Thầy đi Nhà máy thủy điện Ialy; các công trình đường giao thông liên xã huyện Sa Thầy, thành phố Kon Tum. Công trình thủy điện: Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng; Thủy điện Plei kần hạ; Thủy điện Nước Long 1; Xây lắp đường dây 22KV cấp điện thi công và điện truyền tải đấu nối Nhà máy thủy điện BoKo2 vào lưới điện Quốc gia...
- Xây dựng công trình nhà không để ở: Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum; Hội trường Tỉnh ủy, các phòng họp và Trụ sở làm việc các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; Trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành và các hạng mục phụ trợ; Trụ sở làm việc các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; Kho lưu trữ chuyên dụng của tỉnh; Trụ sở Công an huyện Sa Thầy; Xây dựng trường Lương Thế Vinh huyện Đăk Glei; Xây dựng trường THCS xã Đăk Long huyện Đăk Glei; Sửa chữa trường THPT dân tộc nội trú tỉnh...
5. Doanh nghiệp
5.1.Tình hình đăng ký doanh nghiệp[2]
Trong tháng 6 năm 2023 (tính đến ngày 20/6/2023) toàn tỉnh có 22 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 143,8 tỷ đồng, bằng về số doanh nghiệp và giảm 67,23% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Có 06 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 03 doanh nghiệp đã giải thể; 10 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động. Dự kiến đến hết tháng 6 năm 2023 có 145 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 40,28% kế hoạch và giảm 30% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký khoảng 2.000 tỷ đồng, đạt 27,4% kế hoạch và giảm 49% so với cùng kỳ. Có 49 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 44,94% so với cùng kỳ năm trước; 21 doanh nghiệp đã giải thể, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước; 123 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
5.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
(1) Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo quý II năm 2023.
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2023 cho thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II năm 2023 nhìn chung còn nhiều khó khăn, chỉ có 21,88% đơn vị có đánh giá tình hình tốt hơn; 56,25% đánh giá giữ nguyên và vẫn còn 21,88% đơn vị đánh giá tình hình có khó khăn hơn so quý trước. Trong đó các đơn vị đánh giá khó khăn hơn chủ yếu ở một số nhóm ngành như sản xuất tinh bột sắn, chế biến gỗ, sản xuất bàn, ghế. Trong quý tiếp theo, phần lớn các doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất sẽ tốt hơn, cụ thể tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất tốt hơn tăng lên và chiếm đến 40,63%, tỷ lệ đánh giá tình hình sản xuất giữ nguyên chiếm 46,88%, số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất khó khăn hơn giảm còn 12,15%, các doanh nghiệp này chủ yếu ở các ngành sản xuất tinh bột sắn, chế biến gỗ.
(2) Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng quý II năm 2023 nhìn chung tương đối ổn định, trong đó số doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn chiếm 26,5%. Doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn chủ yếu là các doanh nghiệp đang có các công trình lớn trên địa bàn thực hiện chuyển tiếp của năm 2022. Doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh không thay đổi chiếm 63,3%. Doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn chiếm tỷ lệ 10,2%.
Nhận định về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý tiếp theo, phần lớn các doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất ngành xây dựng không thay đổi so với quý trước. Cụ thể tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động xây dựng thuận lợi hơn chiếm 34,7%, số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất không đổi chiếm tỷ lệ 57,1%, tỷ lệ đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn chiếm 8,2%.
Các đơn vị doanh nghiệp xây dựng đánh giá tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý tiếp theo dựa trên cơ sở nhiều yếu tố. Tổng chi phí cho hoạt động xây dựng là yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quý tiếp theo có 97,9% số doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí không đổi hoặc tăng lên so với quý trước, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chi mua nguyên vật liệu xây dựng không đổi hoặc tăng lên chiếm 98% và chi phí nhân công không đổi hoặc tăng lên chiếm tỷ lệ 95,9%.
Về tình hình sử dụng lao động: trong quý tiếp theo có 40,8% số doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động tăng hơn so với quý trước. Doanh nghiệp nhận định số lao động thường xuyên tăng chiếm 16,3% và nhận định lao động thời vụ tăng chiếm 38,8%. Số doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động không thay đổi so với quý trước chiếm tỷ lệ 59,2%; tỷ lệ doanh nghiệp nhận định số lao động thường xuyên không thay đổi chiếm 83,7% và số doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ không thay đổi chiếm 57,1%. Chỉ có 4,1% doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ giảm.
Có 91,8% doanh nghiệp nhận định hợp đồng xây dựng mới tăng lên hoặc không đổi so với quý trước. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong quý tiếp theo nhiều nhất là không có hợp đồng xây dựng mới (chiếm 55,1%) và giá nguyên vật liệu tăng cao (chiếm 49%). Về mong muốn được nhận hỗ trợ của doanh nghiệp: 57,1% doanh nghiệp mong muốn thông tin đấu thầu công khai, minh bạch; 57,1% doanh nghiệp muốn được hỗ trợ nguyên vật liệu; 32,7% doanh nghiệp cần hỗ trợ về vay vốn.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng đầu năm diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được triển khai thường xuyên; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây xanh và đảm bảo an toàn thuỷ lợi cho sản xuất trong mùa mưa lũ gắn với phòng chống dịch bệnh. Ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên năng suất các loại cây trồng đạt khá, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2023, cây hàng năm vụ đông xuân đã thu hoạch xong. Thời tiết bắt đầu có mưa làm cho lượng nước ở các sông, suối, đập thủy điện tăng dần đã cung cấp đủ nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vụ mùa năm 2023. Cây lâu năm, trong đó diện tích cây tiêu, cây cà phê và các loại cây ăn quả khác của nông dân được làm cỏ, vun gốc chuẩn bị bón thúc; các Công ty, Nông trường cao su đang triển khai cho công nhân dọn lô, cào gốc đối với những vườn cây đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản; những vườn cây bước vào kinh doanh đang được công nhân tiến hành cạo mủ.
6.1. Nông nghiệp
6.1.1. Trồng trọt
a) Tình hình sản xuất cây hàng năm vụ đông xuân năm 2022-2023
Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt 10.236 ha, tăng 4,3% (+421,7 ha) so với vụ đông xuân năm trước. Trong đó cây lương thực có hạt gieo trồng được: 8.108 ha, tăng 1,3% (+106,3 ha). Sản lượng lương thực có hạt đạt 39.602 tấn, tăng 0,88% (+344 tấn) so với vụ đông xuân năm trước
Cây lúa toàn tỉnh gieo trồng được: 7.293 ha, tăng 0,22% (+15,74 ha). Năng suất đạt: 49,95 tạ/ha, giảm 0,2%; sản lượng đạt 36.430,4 tấn, tăng 0,02% (+7,82 tấn). Nguyên nhân diện tích cây lúa năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước là do thời tiết đầu mùa tương đối thuận lợi cho các loại cây trồng nhất là cây lúa, nguồn nước dồi dào nên người dân tận dụng gieo cấy hết diện tích do vậy diện tích lúa năm nay tăng so với năm trước.
Cây ngô toàn tỉnh gieo trồng được: 815 ha, tăng 12,51% (+90,6 ha). Năng suất ngô đạt 38,91 tạ/ha, giảm 0,57%; sản lượng đạt 3.171,4 tấn, tăng 11,8% (+336,2 tấn), sản lượng tăng do DTGT tăng.
Cây lấy củ có chất bột, gieo trồng được 83 ha, tăng 106%, trong đó cây khoai lang: 56,6 ha, tăng 50,93% (+19,1 ha). Diện tích tăng chủ yếu là tăng diện tích trồng trên đất tái canh cây cà phê. Khoai lang năng suất đạt: 119,2 tạ/ha, giảm 1,1%; sản lượng đạt: 674,67 tấn, tăng 49,27% (+222,68 tấn), sản lượng tăng do DTGT tăng.
Cây lạc toàn tỉnh gieo trồng được: 32,33 ha, tăng 8,42% (+2,51 ha). DTGT tăng là do hiện nay người tiêu dùng đang ưa chuộng sản phẩm từ dầu lạc làm cho giá lạc tương đối cao và ổn định so với những năm trước nên người dân mở rộng DTGT chủ yếu ở huyện Đắk Hà và thành phố Kon Tum. Năng suất lạc đạt: 17,2 tạ/ha, tăng 5,52%; sản lượng đạt: 55,61 tấn, tăng 14,4% (+ 7 tấn). Cây lạc năm nay phát triển tốt, đạt năng suất cao nhờ các địa phương kịp thời tổ chức sản xuất trong khung lịch thời vụ, nông dân chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nên năng suất, sản lượng lạc tăng.
Cây rau, đậu các loại và hoa toàn tỉnh gieo trồng được: 1.626 ha, tăng 9,71% (+143,95 ha). Trong đó: rau các loại: 1.429,74 ha, tăng 9,46% (+123,6 ha); đậu các loại: 108 ha, giảm 2,03% (-2,24 ha); hoa các loại: 88,24 ha, tăng 34,41% (+22,59 ha). DTGT hoa các loại tăng là do sau đại dịch Covid-19 vào các ngày lễ, Tết nhu cầu thị trường tăng cao nên người dân mở rộng DTGT.
Cây gia vị hàng năm gieo trồng được: 48,15 ha, tăng 13,45% (+5,71 ha). Trong đó cây ớt gieo trồng 25,85 ha, giảm 74,15%; cây gừng gieo trồng 22,3 ha, tăng 82,8%. Diện tích gừng tăng do giá cả ổn định nên người dân mở rộng DTGT chủ yếu ở thành phố Kon Tum và huyện Đắk Hà.
Cây dược liệu, hương liệu hàng năm gieo trồng được: 110,3 ha, tăng 91,36% (+52,66 ha), trong đó: sả là 87,3 ha. Do cây sả dễ trồng lại cho cho giá trị kinh tế cao nên người dân chú trọng mở rộng DTGT.
Cây hàng năm khác còn lại gieo trồng được: 225,6 ha, tăng 46,26% (+71,35 ha), trong đó: cỏ voi là 225,15 ha, do thức ăn chăn nuôi ngày càng cao nên người dân chuyển qua trồng cỏ để cho gia súc ăn thêm, mặt khác cây cỏ lại dễ trồng ít chăm sóc nên người dân mở rộng DTGT.
b) Tình hình sản xuất cây hàng năm vụ mùa năm 2023
Tính đến ngày 15/6/2023 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa năm 2023 trên địa bàn tỉnh gieo trồng được 52.617 ha, tăng 1,88% ( +970 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diện tích các loại cây trồng so với cùng kỳ năm trước như sau:
Cây lúa gieo trồng được: 7.693 ha, giảm 2,63% (-208,2 ha).
Cây ngô gieo trồng được: 3.438 ha, tăng 4,06% (+133 ha). DTGT ngô tăng là do có sự hỗ trợ cây giống từ chính quyền địa phương nên người dân tận dụng gieo trồng vào những diện tích năm trước thiếu nước bỏ hoang.
Cây sắn gieo trồng được: 37.343 ha, tăng 2,78% (+1.009,4 ha); rau các loại gieo trồng được: 1.052 ha, tăng 1,06% (+10 ha); đậu các loại gieo trồng được 205 ha, tăng 1,06% (+3,25 ha).
Cây khoai lang gieo trồng được: 400 ha, tăng 10,9% (+39,4 ha). Diện tích tăng chủ yếu ở thành phố Kon Tum, do doanh nghiệp trồng xen trên đất cao su.
c) Cây lâu năm
Đầu năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục đồng hành, hợp tác, mời gọi các doanh nghiệp để tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả như mắc ca, cam, mít, sầu riêng, ở những vùng sinh thái thích hợp. Các cây ăn quả như cam, mít, thanh long được người dân chú trọng trồng nhiều vì hiện nay các loại cây trồng này với loại giống ghép, lai do đó sớm cho sản phẩm thu hoạch, năng suất, giá thành bán ra tương đối ổn định đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ước tính đến thời điểm 30/6/2023 tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 123.110 ha, tăng 5,01% (+5.878 ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Diện tích cây ăn quả hiện là 10.145 ha, tăng 49,59% (+3.363 ha) so với cùng kỳ năm trước (trong đó, trồng mới 550 ha). Trong đó: cây mắc ca khoảng 2.683 ha (trồng mới 549 ha); Diện tích cây chuối 1.738 ha, tăng 32,6% (+427 ha), diện tích sầu riêng 1.564 ha, tăng 73,61% (+663 ha), diện tích mít 874 ha, tăng 47,89% (+283 ha), diện tích cam 748,6 ha, tăng 14,5% (+95 ha), diện tích vải 38,9 ha, tăng hơn 2 lần, diện tích chôm chôm 27 ha, tăng hơn 3 lần. Diện tích cây ăn quả tăng cao so với cùng kỳ năm trước là do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư trồng cây ăn quả kết hợp du lịch trang trại như cam, bưởi, chôm chôm ở những vùng sinh thái phù hợp.
Sâm Ngọc linh có khoảng 1.784 ha; cây dược liệu khác khoảng 2.945 ha (trong đó, trồng mới 1.224 ha).
Về sản lượng: Ước sản lượng xoài 750 tấn, tăng 2,3%; chuối ước sản lượng 6.520 tấn, tăng 3,6%; sẩu riêng ước sản lượng 356 tấn, tăng 6,91%; mít ước sản lượng 920 tấn, tăng 8,49%; thanh long ước sản lượng 55 tấn, tăng 31%; sản lượng chanh leo ước 838 tấn, tăng 24,7%; cam ước sản lượng 882 tấn, tăng 5,4%; bưởi ước sản lượng 108 tấn, tăng 4,9%.
Các loại cây trồng chủ lực của tỉnh tiếp tục được chú trọng phát triển, đến nay, diện tích trồng mới một số cây trồng chủ lực của tỉnh tiếp tục có sự tăng trưởng khá so với thời điểm tháng trước và đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích cây cà phê hiện có 29.127 ha, tăng 0,78% (+226 ha) so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích cây cao su hiện có 77.541 ha, tăng 1,1% (+841 ha) so với cùng kỳ năm trước.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cây trồng trọng điểm là cây cao su và cây cà phê. Hiện tại cây cà phê trong giai đoạn sinh trưởng. Sản lượng cao su ước đến 30/6/2023 đạt 16.985 tấn, tăng 5,3% (+854 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tăng là do diện tích cho sản phẩm tăng.
1.1.2. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên động vật, quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong tháng trên địa bàn tỉnh không ghi nhận phát sinh các ổ dịch bệnh truyền nhiềm như Lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò, dại, tai xanh. Các bệnh thông thường khác trên đàn vật nuôi đã được lực lượng chức năng phát hiện và xử lý kịp thời.
- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum ước tính đến thời điểm 30/6/2023 như sau:
Tổng đàn trâu 24.100 con, giảm 3,6% (-890 con). Số con xuất chuồng là 1.416 con, tăng 1,9% (+27 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 389,5 tấn, tăng 2,2% (+8,3 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Số lượng đàn trâu giảm là do tập quán chăn nuôi trâu của tỉnh là chăn nuôi chăn thả nên khó phát triển, mặc khác do diện tích đồng cỏ tự nhiên được sử dụng để trồng một số loại cây lâu năm như các loại cây ăn quả... Thêm vào đó là do hiệu quả kinh tế không cao nên người dân không đầu tư tăng đàn.
Tổng đàn bò 84.800 con, tăng 0,3% (+630 con). Số con xuất chuồng là 18.035 con, tăng 3,8% (+653 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 3.362 tấn, tăng 3,7% (+119 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Tổng đàn lợn 160.455 con, tăng 3,1% (+4.799 con). Số con xuất chuồng là 150.020 con, tăng 4% (+5.809 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 11.550 tấn, tăng 4,1% (+451 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Tổng đàn gia cầm 1.961.900 con, tăng 5,9% (+110.000 con). Trong đó: đàn gà 1.705.000 con, tăng 5,7% (+91.500 con). Tổng đàn tăng do giá cả ổn định, nên người dân tăng đàn. Sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng 2.925 tấn, tăng 7,7% (+210 tấn) so với năm trước. Trong đó: sản lượng thịt hơi gà xuất chuồng 2.628 tấn, tăng 7,8% (+190 tấn).
- Tình hình dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm 2023
Trong 6 tháng đầu năm 2023, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tụ huyết trùng trâu bò, tai xanh, cúm gia cầm... không xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong 02/2023 bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở 01 hộ gia đình tại thôn 02, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô (mắc bệnh và tiêu hủy 09 con); sau khi dịch bệnh xảy ra, các ngành chức năng và UBND xã Kon Đào đã triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống nên ổ dịch được khống chế và dập tắt.
1.2. Lâm nghiệp
Tháng 6 năm 2023, sản xuất lâm nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu thực hiện khâu lâm sinh, khai thác gỗ và củi. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền vận động Nhân dân nâng cao ý thức trong công tác phòng chống cháy rừng, lấn chiếm rừng làm nương rẫy. Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, dụng cụ để huy động nguồn lực tham gia chữa cháy rừng kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Ngành Kiểm lâm tăng cường phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng, tiếp tục tổ chức các đợt truy quét, phối hợp tuần tra bảo vệ rừng.
Hiện nay công tác trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh chưa tiến hành. Tuy nhiên ngành nông nghiệp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc để chuẩn bị thực hiện trồng rừng năm 2023, trong đó tập trung hướng dẫn quyết liệt các giải pháp như chú trọng trồng mới rừng sản xuất; đẩy mạnh thâm canh, chăm sóc, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng.
Tính đến ngày 15/6/2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích thiệt hại là 4,2 ha. Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Công tác khai thác lâm sản: Ước tính đến thời điểm 30/6/2023, trên địa bàn tỉnh khai thác gỗ là 66.055 m3, tăng 1,3% (+848 m3) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng củi khai thác là 131.530 ster, tăng 1,1% (+1.430 ster) so với cùng kỳ năm trước.
1.3. Thuỷ sản
Trong thời gian qua, hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng; Ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục khuyến khích người dân nuôi thuỷ sản chất đầu tư kỹ thuật vào sản xuất, tuyên truyền, vận động người nuôi chọn giống đạt chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đến thời điểm 30/6/2023 là 841 ha, tăng 8,4 % (+65,2 ha) so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 tỉnh Kon Tum ước đạt 3.295 tấn, tăng 8,14% (+248 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 1.125 tấn chiếm 31,14%; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 2.170 tấn chiếm 68,86%. Cụ thể:
+ Sản phẩm thủy sản khai thác: Sản lượng khai thác thủy sản nước ngọt là 1.125 tấn, tăng 8,7% (+90 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng chủ yếu là do số lượng cá khai thác tại các đập, hồ chứa, sông …tăng; bên cạnh đó các đơn vị đấu thầu các đập, hồ thuỷ điện, thuỷ lợi trên địa bàn đã thả giống thuỷ sản nhằm tăng nguồn lợi thuỷ sản để khai thác. Cụ thể sản lượng một số loại thuỷ sản khai thác trên địa bàn tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Cá lóc (Cá quả) 63 tấn, tăng 6,78% (+4 tấn); Cá trắm 85 tấn, tăng 6,25% (+5 tấn); Cá chép 86 tấn, tăng 7,50% (+6 tấn); Cá rô phi 232 tấn, tăng 10,48% (+22,1 tấn); Các loại cá khác là 540 tấn, tăng 8,87% (+44 tấn).
+ Sản phẩm thủy sản nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 2.170 tấn, tăng 7,85% (+158 tấn) so với cùng kỳ năm trước, nhìn chung sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong 6 tháng đầu năm của tất cả các loại điều tăng. Cụ thể sản lượng một số loại thuỷ sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh tăng như: Cá rô phi 715 tấn, tăng 8,33% (+55 tấn); Cá diêu hồng 265 tấn, tăng 8,16% (+20 tấn); Cá trắm 769 tấn, tăng 9,08% (+64 tấn); Các loại cá khác 45 tấn, tăng 7,14% (+3 tấn).
Nhìn chung sản lượng thủy sản trong kỳ tăng chủ yếu do diện tích nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,4%, diện tích nuôi trồng tăng do các đơn vị khoanh nuôi tại các hồ, đập thuỷ điện, thuỷ lợi. Bên cạnh đó sản lượng khai thác, đánh bắt của các hộ trên các hồ thủy lợi, thủy điện, sông suối cũng tăng so với cùng kỳ năm trước.
7. Sản xuất công nghiệp
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong 6 tháng đầu năm 2023 tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành sản xuất đều có chỉ số sản xuất tăng, một số nhóm ngành tăng cao như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng...do nguồn nguyên liệu đảm bảo và tình hình tiêu thụ sản phẩm ổn đinh. Ngành sản xuất, phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng do thời tiết trên địa bàn tỉnh trong các tháng đầu năm 2023 tương đối thuận lợi, lượng nước trên các hồ chứa vẫn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định nên sản lượng điện sản xuất tăng cao so cùng kỳ. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải hoạt động ổn định so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6 ước tính tăng 6,24 % so với cùng kỳ năm trước; Sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, chỉ số IIP tăng 7,56% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số IIP ước tính tăng 9,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 12,59%; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,12%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 7,43%.
7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6 năm 2023 ước tính tăng 6,24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,74%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,02%, trong đó tăng chủ yếu ở các ngành như sản xuất hóa chất, sản phẩm từ cao su, khoáng phi kim loại (vật liệu xây dựng từ đất sét, sản phẩm bê tông...) và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,12%, hiện tại đang trong thời gian cao điểm của mùa khô nhưng lượng nước trên các hồ chứa vẫn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,29%.
So với tháng trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6 ước tính giảm 4,92%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 7,81%, chủ yếu giảm ở ngành chế biến thực phẩm. Nguyên nhân hiện tại đã cuối vụ thu hoạch nguyên liệu sắn, nguồn nguyên liệu giảm mạnh dẫn đến sản lượng tinh bột sắn giảm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 4,19% do các nhà máy chủ động điều tiết sản lượng để đảm bảo duy trì hoạt động trong mùa khô.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý II năm 2023 ước tính tăng 7,56% so cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tăng 6,53%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,43%, trong đó tăng chủ yếu ở một số ngành như sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn... do thị trường tiêu thụ ổn định; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,71%, mặt dù hiện tại đang trong thời gian cao điểm của mùa khô nhưng lượng nước trên các hồ chứa vẫn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,94%.
Tính chung 6 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 9,46% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 12,59% nguyên nhân ngay từ đầu năm trên địa bàn tỉnh nhiều công trình xây dựng đã và đang triển khai thi công, nhu cầu tiêu thụ đá, cát sỏi tăng cao nên các đơn vị tăng sản lượng khai thác. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, trong đó tăng chủ yếu ở một số ngành như sản xuất tinh bột sắn, sản xuất hóa chất (sản phẩm cồn công nghiệp), sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại… do nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,4%, trong các tháng đấu năm 2023 lượng nước trên các hồ chứa luôn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định nên sản lượng điện tăng cao. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,43% với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2023 của một số ngành trọng điểm cấp II đa số tăng so với cùng kỳ năm trước: Khai khoáng khác (+12,59%); Sản xuất chế biến thực phẩm (+9,61%); Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (+8,71%); In, sao chép bản ghi các loại (+19,83%); Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+11,75%); Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (+8,94%); Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (+9,95%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (+9,12%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (+10,4%); Khai thác, xử lý và cung cấp nước (+7,21%). Ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất giảm: Sản xuất trang phục (-0,35%); Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (-8,54%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (-12,23%).
7.2. Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp
Ước tính một số sản phẩm sản xuất quý II năm 2023 so với cùng kỳ năm trước như sau: Đá xây dựng khai thác 101.255 m3, tăng 7,51%; Tinh bột sắn ước tính sản xuất 30.264,9 tấn, tăng 0,08%; Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 50,471 triệu viên, tăng 7,53%; điện sản xuất 656,3 triệu kwh, tăng 7,62%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện sản xuất đạt 1.403 triệu kwh (+10,11%); Đá xây dựng khác đạt 207.069 m3 (+13,37%); Tinh bột sắn đạt 113.735 tấn (+8,33%); Sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) đạt 101,9 triệu trang (+19,83%); Cồn béo công nghiệp đạt 5.148 tấn (+12,24%); Phân vi sinh đạt 597 tấn (+6,80%); Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 88,47 triệu viên (+10,02%); Ngói, phiến đá lát đường và các sản phẩm tương tự bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo đạt 174,9 nghìn viên (+30,81%); Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo đạt 13.760 tấn (+7,56%); Ghế khác có khung bằng gỗ đạt 108.881 chiếc (+4,77%); Bàn bằng gỗ các loại đạt 46.941 chiếc (+2,30%)... Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước: Đường RE đạt 7.132 tấn (-0,78%); Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc đạt 799,1 ngàn cái (-6,41%); Gỗ cưa hoặc xẻ (trừ gỗ xẻ tà vẹt) đạt 14.441 m3 (-8,54%).
7.3. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Sáu ước tính giảm 0,27% so với tháng trước và tăng 4,51% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực Nhà nước tăng 18,02%; khu vực ngoài Nhà nước giảm 4,01%. Chia theo ngành kinh tế, lao động đang làm việc trong ngành Khai khoáng tăng 10,48%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,76%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 5,72%; Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,70% so với cùng kỳ năm trước.
7.4. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6 năm 2023 tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm trong tháng tương đối thuận lợi, hầu hết các nhóm ngành đều có chỉ số tiêu thụ tăng.
7.5. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính đến thời điểm 31/6/2023 tăng 17,27% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó các nhóm ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, sản xuất tinh bột sắn do khối lượng sản xuất tăng mạnh. Còn lại hầu hết các ngành đều có chỉ số tồn kho giảm so cùng thời điểm năm trước.
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong 6 tháng đầu năm 2023 tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành sản xuất đều có chỉ số sản xuất tăng, một số nhóm ngành tăng cao như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng...do nguồn nguyên liệu đảm bảo và tình hình tiêu thụ sản phẩm ổn định. Ngành sản xuất, phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng do thời tiết trên địa bàn tỉnh trong các tháng đầu năm 2023 tương đối thuận lợi, lượng nước trên các hồ chứa vẫn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động liên tục nên sản lượng điện sản xuất tăng cao so cùng kỳ. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải hoạt động ổn định so cùng kỳ.
8. Thương mại, dịch vụ
8.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh khá sôi động trong tháng Sáu, tăng nhẹ so với tháng trước là do các hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút được sự hưởng ứng tham gia của thương nhân trên địa bàn. Tuy nhiên, tháng 6 thời tiết trên địa bàn tỉnh đang vào mùa mưa nên có phần ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính tháng Sáu, tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 15,53% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tăng 16,02% so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính tháng Sáu đạt 2.802,13 tỷ đồng, tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 15,53% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2.356,48 tỷ đồng, chiếm 84,1% trong tổng số, tăng 0,32% so với tháng trước và tăng 13,52% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 287,89 tỷ đồng, chiếm 10,27% trong tổng số, tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 28,07% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 157,75 tỷ đồng, chiếm 5,63% trong tổng số, tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 26,38% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tháng 6 năm 2023 tăng nhẹ so với tháng 5 năm 2023 là do các hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút được sự hưởng ứng tham gia của thương nhân trên địa bàn. Tuy nhiên, tháng 6 thời tiết trên địa bàn tỉnh đang vào mùa mưa nên có phần ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính quý II năm 2023 đạt 8.490,27 tỷ đồng, giảm 0,19% so với quý I năm 2023 và tăng 16,07% cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 7.091,05 tỷ đồng, chiếm 83,52% trong tổng số, giảm 0,89% so với quý I năm 2023 và tăng 13,98% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 868,29 tỷ đồng, chiếm 10,23% trong tổng số, tăng 4,54% so với quý I năm 2023 và tăng 29,86% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 530,93 tỷ đồng, chiếm 6,25% trong tổng số, tăng 1,9% so với quý I năm 2023 và tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính quý II năm 2023 giảm so với quý I năm 2023 và tăng so với cùng kỳ năm trước là do quý I là dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội nên nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của người dân tăng cao hơn so với quý II năm 2023.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính đạt 16.996,41 tỷ đồng, tăng 16,02% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 14.245,57 tỷ đồng, chiếm 83,82% trong tổng số, tăng 14,51% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có các nhóm hàng hóa có doanh thu tăng so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt có một số nhóm doanh thu tăng khá cao như: Nhóm hàng lương thực, thực phẩm (+16,17%); hàng may mặc (+6,31%); đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (+11,15%); Vật phẩm văn hóa, giáo dục (+16,29%); Gỗ và vật liệu xây dựng (+16,65%); Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) (+14,16%); Phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) (+15,76%); Xăng, dầu các loại (+7,19%); Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) (+17,21%); Đá quý, kim loại quý và sản phẩm (+17,41%); Hàng hoá khác (+19,13%); Doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (+ 17,47%).
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 1.698,87 tỷ đồng, chiếm 10,01% trong tổng số, tăng 26,36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 99,95 tỷ đồng, tăng 43,08%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.597,54 tỷ đồng, tăng 25,43% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ đạt 1,39 tỷ đồng tăng 94,75% so với cùng kỳ năm 2022 .
- Doanh thu dịch vụ khác đạt đạt 1.051,96 tỷ đồng, chiếm 6,18% trong tổng số tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số dịch vụ có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước phải kể đến như: Dịch vụ giáo dục và đào tạo (+8,69%); Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí (+58,85%); dịch vụ hành chính và dịch vụ hổ trợ (+13,68%); y tế và trợ giúp xã hội (+41,85%)...
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước là do: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng cùng kỳ của các năm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, so với cùng kỳ năm trước tình hình thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nhu cầu hàng may mặc, trang thiết bị gia đình trong giai đoạn chuyển mùa. Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá cả hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn. Lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi; Một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm kích thích lượng tiêu dùng cũng như sức mua của người dân; Giá cả các mặt hàng tương đối ổn định và phù hợp với thu nhập của số đông người tiêu dùng nên sức mua tăng. Mặt khác, trong 6 tháng đầu năm 2023 tình hình kinh doanh, sản xuất các ngành trên địa bàn tỉnh hoạt động tương đối ổn định, thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và chi tiêu cho đời sống theo đó cũng ổn định đã làm cho doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
8.2. Vận tải
Tình hình giao thông, vận tải trên địa bàn tỉnh trong tháng Sáu duy trì được sự tăng trưởng và ổn định hơn so với cùng kỳ năm trước. Tháng 6 là thời gian nghỉ hè nên nhu cầu đi tham quan, du lịch và về thăm quê của người dân tăng mạnh sau nhiều năm ảnh hưởng dịch Covid-19. Hoạt động vận chuyển hàng hóa tăng là do trong tháng trên địa bàn tỉnh một số sản phẩm nông nghiệp vào mùa thu hoạch như cao su … nên hoạt động vận chuyển hàng hóa nhành nông nghiệp tăng, đồng thời đây cũng là mùa xây dựng nên hoạt động vận tải phục vụ ngành xây dựng tăng mạnh. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 16,81%, luân chuyển hành khách tăng 17,11% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 8,41%, luân chuyển hàng hóa tăng 9,41% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính tháng 6 năm 2023:
Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính tháng 6 năm 2023 đạt 255,845 tỷ đồng, tăng 6,54% so với tháng trước và tăng 43,9% so cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 81,999 tỷ đồng (so với tháng trước tăng 10,62%), so với cùng kỳ năm trước tăng 72,37%; Vận chuyển ước đạt 967 nghìn lượt khách, tăng 21,58%; Luân chuyển ước đạt 130.427 nghìn lượt khách.km, tăng 24,79%.
- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 172,582 tỷ đồng (so với tháng trước tăng 4,74%), so với cùng kỳ năm trước tăng 33,47%; Vận chuyển ước đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 13,48%; Luân chuyển ước đạt 79.989 nghìn tấn.km, tăng 16,14%.
- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 1,264 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 37,39%.
Hoạt động vận chuyển hành khách tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do tháng 6 là thời gian nghỉ hè nên nhu cầu đi tham quan, du lịch và về thăm quê của người dân tăng mạnh sau nhiều năm ảnh hưởng dịch COVID-19.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa tăng là do trong tháng trên địa bàn tỉnh một số sản phẩm nông nghiệp vào mùa thu hoạch như cao su … nên hoạt động vận chuyển hàng hóa nhành nông nghiệp tăng, đồng thời đây cũng là mùa xây dựng nên hoạt động vận tải phục vụ ngành xây dựng tăng mạnh.
b) Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính 6 tháng đầu năm 2023:
Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1.295,137 tỷ đồng, tăng 23,24% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 381,758 tỷ đồng, tăng 44,97%; Vận chuyển ước đạt 5.593 nghìn lượt khách, tăng 16,81%; Luân chuyển ước đạt 728.477 nghìn lượt khách.km, tăng 17,11%.
- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 906,466 tỷ đồng, tăng 15,85%; Vận chuyển ước đạt 9.082 nghìn tấn, tăng 8,41%; Luân chuyển ước đạt 456.927 nghìn tấn.km, tăng 9,04%.
- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 6,913 tỷ đồng, tăng 34,06%.
9. Các vấn đề xã hội
9.1. Lao động và việc làm
Tổng số người từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Kon Tum ước tính đến cuối quý II năm 2023 là 401.004 người, trong đó: nữ 198.176 người, chiếm 49,42%; khu vực thành thị là 137.865 người, chiếm 34,38% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên.
Lực lượng lao động của tỉnh trong những năm qua tăng cả về quy mô và chất lượng. Ước tính đến cuối quý II năm 2023, toàn tỉnh có 329.866 người thuộc lực lượng lao động, trong đó lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 101.665 người chiếm 30,82%, khu vực nông thôn là 228.201 người chiếm 69,18% lực lượng lao động; Tỷ lệ nam tham gia lực lượng lao động chiếm 51,68% (170.475 người), và tỷ lệ này ở nữ là 48,32% (159.391 người).
Trong tổng số lực lượng lao động trên toàn tỉnh, số lao động có việc làm là 327.095 người, chiếm 99,16% trong lực lượng lao động trên toàn tỉnh. Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn, với 227.298 người chiếm 69,49% (do dân số ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 2/3 dân số trên toàn tỉnh).
So sánh Lao động có việc làm/Lực lượng lao động giữa hai khu vực thành thị và nông thôn thì khu vực nông thôn có tỷ lệ lao động có việc làm cao hơn khu vực thành thị 1,44 điểm phần trăm (99,60% và 98,16%). Tỷ lệ này ở lao động có việc làm giữa nam và nữ chênh lệch không đáng kể 0,56 điểm phần trăm (99,43% và 98,87%).
Giải quyết việc làm
Trong 6 tháng đầu năm 2023, công tác đào tạo nghề tiếp tục được duy trì . Tổng số lao động được giải quyết việc làm là 2.835 lao động (trong đó, cung ứng giới thiệu lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm là 222 lao động; số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 16 người ; giải quyết việc làm thông qua vốn vay giải quyết việc làm là 1.838 người).
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025. Mục tiêu của kế hoạch là hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn; góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể là đào tạo nghề cho 14.800 lao động nông thôn làm nông nghiệp, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, bình quân đào tạo 3.700 người/năm.
9.2. Tình hình đời sống dân cư
a) Tình hình đời sống cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình đời sống cán bộ, công chức, viên chức không có nhiều biến động. Tình hình kinh tế cơ bản ổn định, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động hưởng lương trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp đã chi trả đủ tiền lương năm 2022 cho người lao động và hầu hết đều thưởng Tết cho công nhân, người lao động với mức cao nhất là 20 triệu đồng/người, thấp nhất là 200.000 đồng/người.
Nhìn chung, đời sống cán bộ, công chức - viên chức, công nhân người lao động hưởng lương trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức thấp.
b) Tình hình đời sống nông dân tại địa phương
Ngay sau Tết Nguyên đán, đã tổ chức tốt Lễ ra quân đầu năm 2023 phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại 102/102 xã, phường, thị trấn với khoảng 45.623 lượt người dân tham gia và đóng góp được 657 triệu đồng để xây dựng các công trình; UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã lựa chọn công trình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, huy động nhân lực của địa phương để đồng loạt ra quân xây dựng nông thôn mới, với sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh cùng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các Sở, ngành, trong quá trình thực hiện đã đạt được những thành quả nhất định như: Hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt; diện mạo nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới đã có những thay đổi, nhờ đó phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân, được Nhân dân ủng hộ và đồng lòng triển khai thực hiện; đời sống của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.
Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 42 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 01 xã đạt 15 tiêu chí, 36 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí và 06 xã đạt từ 6 đến 9 tiêu chí, bình quân toàn tỉnh đạt 15,34 tiêu chí/xã. Đã có 04 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 08 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 19 thôn (thuộc xã đặc biệt khó khăn, biên giới) đạt chuẩn thôn nông thôn mới. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được duy trì thực hiện, đến nay toàn tỉnh có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên còn hiệu lực, trong đó có 01 sản phẩm đạt 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá phân hạng), 16 sản phẩm đạt 4 sao và 165 sản phẩm 3 sao.
Tình hình kinh tế - xã hội của các xã đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng khởi sắc và theo hướng phát triển bền vững, giá trị sản lượng nông nghiệp của toàn tỉnh liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, nhiều sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân thuộc khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh dần được cải thiện đáng kể. Song, kinh tế ở nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, nguồn lực lao động, tài nguyên khai thác, sử dụng còn hạn chế. Thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi hộ nghèo, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo không đáng kể.
Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình dịch bệnh trên cây trồng ít xuất hiện, các loại cây trồng vụ Đông xuân sinh trưởng, phát triển tốt. Công tác điều tra, nắm bắt, dự báo và phòng, trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng được chủ động và thường xuyên thực hiện, trong 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh chưa có loại sâu bệnh nào phát sinh gây hại nặng ảnh hưởng đến cây trồng . Công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm A/H5N1 được triển khai tích cực, đến nay cơ bản được khống chế .
Ngành Y tế đã tổ chức tốt việc phân công cán bộ, nhân viên y tế công tác phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh trong dịp Tết. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm. Nhìn chung, trong dịp Tết đảm bảo đủ cơ số thuốc, vật tư y tế và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh.
Công tác đào tạo nghề được quan tâm, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục duy trì đào tạo các lớp trung cấp nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với mục tiêu đào tạo phải gắn với quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phải gắn với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đối với người lao động sau học nghề đã áp dụng và phát triển nhiều mô hình kinh tế bền vững, có hiệu quả cao như: trồng cao su, cà phê, bời lời, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo việc làm tại chỗ thông qua canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn giới thiệu việc làm người lao động được giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
9.3. Công tác an sinh xã hội
a) Công tác giảm nghèo
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, tạo cho hộ nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Đã triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách, dự án cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện đầy đủ chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thường xuyên, cứu trợ đột xuất) cho các đối tượng đủ điều kiện, bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân nào bị đói, rét. Triển khai lồng ghép thực hiện các chính sách, dự án của Đề án giảm nghèo tỉnh Kon Tum.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022 , cụ thể: Hộ nghèo: 15.943 hộ, chiếm tỷ lệ 10,86% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 15.215 hộ nghèo dân tộc thiểu số; Hộ cận nghèo: 8.857 hộ, chiếm tỷ lệ 6,03% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 7.936 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số.
Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, từ nguồn ngân sách trung ương, cấp tỉnh và các nguồn xã hội hóa khác đã hỗ trợ 15.943 hộ nghèo theo định suất 600.000 đồng với tổng kinh phí 9.565,8 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ 8.857 hộ cận nghèo theo định suất 300.000 đồng với tổng kinh phí 2.657,1 triệu đồng. Ngoài ra, Quỹ Thiện Tâm đã hỗ trợ 1.000 suất quà, trị giá 600.000 đồng/suất/hộ (bằng tiền mặt) để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 300 triệu đồng/huyện. Nhóm “Chia sẻ-Sharing” của Bà Mai Thị Hạnh - phu nhân Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tập đoàn TTC tại Thành phố Hồ Chí Minh tặng 300 phần quà và 150 triệu đồng cho 300 hộ tại 02 xã Mường Hoong, Ngọc Linh. Ngân sách cấp xã, phường và vận động xã hội hóa thăm tặng 41 suất quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí 37,5 triệu đồng.
Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, đã thực hiện cấp 60.321 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ kinh phí tiền điện cho 21.988 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội với kinh phí thực hiện là 3.628 triệu đồng. Công tác giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm, chú trọng.
b) Bảo trợ xã hội
Các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời; đặc biệt là công tác chăm lo Tết Nguyên đán Quý Mão cho Nhân dân theo chủ trương “mọi người, mọi nhà đều được vui tết, đón xuân, bảo đảm an sinh xã hội”. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng yếu thế… để tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui tươi, đầm ấm, bảo đảm an sinh xã hội, cụ thể như sau:
Chi trả trợ cấp thường xuyên: Chi trả kịp thời cho các đối tượng đang hưởng chính sách trên địa bàn tỉnh đầy đủ, kịp thời.
Công tác hỗ trợ cứu đói: Đã tiếp nhận và bàn giao hỗ trợ 91,410 tấn gạo cho 1.750 hộ/6.094 khẩu có nguy cơ thiếu đói dịp Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn 4 huyện: Đăk Hà, Đăk Glei, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông; rà soát nhu cầu hỗ trợ 90,405 tấn gạo cho 1.655 hộ/6.007 khẩu có nguy cơ thiếu đói dịp giáp hạt năm 2023 trên địa bàn 5 huyện: Đăk Hà, Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông.
Thực hiện chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi: Thực hiện quyền của người cao tuổi theo Luật, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Nước gửi thiếp chúc thọ và tổ chức thăm mừng thọ cho 253 người cao tuổi tròn 100 và 90 tuổi, với tổng số tiền 367 triệu đồng theo qui định ; triển khai cấp huyện, thành phố thực hiện kế hoạch tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi thọ 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi cho 554 người với tổng số tiền là 231,950 triệu đồng đảm bảo theo quy định.
Tổng hợp danh sách người khuyết tật đã khám sàng lọc, chỉ định phẫu thuật và làm dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn tổ chức đưa người khuyết tật vận động đi điều trị phẫu thuật và hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật theo kế hoạch năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh thăm hỏi và tặng quà cho các Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập, ngoài công lập của tỉnh và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đăk Lắk (đối tượng tâm thần của tỉnh Kon Tum gửi chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị) tổng kinh phí 52 triệu đồng.
c) Thực hiện chính sách với người có công
Các cấp, các ngành đã triển khai chi trả trợ cấp và tiền quà của Chủ tịch nước cho đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn các huyện, thành phố. Trước Tết Nguyên đán Quý Mão đã tặng 8.062 suất quà với tổng số 2.692 triệu đồng .
Tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Thành lập tỉnh Kon Tum (vào ngày 09/02/2023), kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (Ngày 30/4); tổ chức đưa đón anh hùng lực lượng vũ trang tham dự Lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh.
Phối hợp với thân nhân liệt sĩ lấy mẫu sinh phẩm gửi Cục Người có công để giám định ADN xác định danh tính liệt sĩ; tiếp nhận và an táng 08 hài cốt liệt sĩ do thành đội quy tập; đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ cho 7 trường hợp; giải quyết, xác nhận thủ tục thăm viếng mộ liệt sĩ, cấp giấy Báo tin mộ liệt sĩ cho thân nhân; tổng hợp danh sách 226 liệt sĩ Trung đoàn 16 đề nghị xây Bia ghi tên liệt sĩ trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô; giải quyết di chuyển 04 mộ liệt sĩ về an táng tại quê hương; thực hiện chính sách trợ cấp ưu đãi đối với 5.000 người có công và thân nhân;...
Chuyển kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Sa Thầy thực hiện Lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Hà Nội, Nghĩa trang liệt sĩ huyện Sa Thầy trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; chuyển kinh phí của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương hỗ trợ nhà ở cho người có công thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tiến hành kiểm tra, khảo sát về công tác Mộ - Nghĩa trang liệt sĩ tại các huyện để đề xuất Ban Chỉ đạo 515 Quốc gia hỗ trợ vật chất đảm bảo cho công tác an táng hài cốt liệt sĩ (tiểu, Quách an táng hài cốt liệt sĩ, võ mộ liệt sĩ...).
9.4. Tình hình nổi bật về xã hội
a) Về y tế (tháng 5/2023)
- Tình hình dịch bệnh trong tháng (tháng 5/2023)
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19): Trong tháng, ghi nhận 85 ca mắc mới, tăng 70 ca so với tháng trước, tăng 15 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích từ đầu năm đến 31/5/2023, không có tử vong, ghi nhận 101 ca mắc, giảm 29.363 ca so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc biến thể mới của SARS-CoV-2.
Tay - Chân - Miệng: Trong tháng, ghi nhận 03 ca mắc mới (thành phố Kon Tum 01 ca, Ngọc Hồi 01 ca, Tu Mơ Rông 01 ca), giảm 15 ca so với tháng trước, tăng 01 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 31/5/2023, không có tử vong, ghi nhận 23 ca mắc, tăng 18 ca so với cùng kỳ năm trước.
Thủy đậu: Trong tháng, ghi nhận 14 ca mắc mới (thành phố Kon Tum 02 ca, Đăk Tô 02 ca, Ngọc Hồi 02 ca, Đăk Glei 02 ca, Tu Mơ Rông 04 ca, Kon Rẫy 01 ca, Kon Plông 01 ca), giảm 15 ca so với tháng trước, tăng 04 ca so cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 31/5/2023, không có tử vong, ghi nhận 100 ca mắc, tăng 15 ca so với cùng kỳ năm trước.
Quai bị: Trong tháng, ghi nhận 02 ca mắc mới (thành phố Kon Tum 01 ca, Tu Mơ Rông 01 ca), giảm 17 ca so với tháng trước, giảm 03 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 31/5/2023, không có tử vong, ghi nhận 31 ca mắc, tăng 15 ca so với cùng kỳ năm trước.
Sốt xuất huyết Dengue: Trong tháng, ghi nhận 04 ổ dịch mới (Đăk Tô 01, Ngọc Hồi 01, Sa Thầy 02). Lũy tích đến 31/5/2023, ghi nhận 10 ổ dịch (Kon Rẫy 01, Đăk Tô 01, Ngọc Hồi 03, Đăk Glei 01, Sa Thầy 04). Trong tháng, ghi nhận 16 ca mắc mới (thành phố Kon Tum 02 ca, Đăk Tô 01 ca, Ngọc Hồi 01 ca, Đăk Glei 01 ca, Kon Rẫy 01 ca, Sa Thầy 10 ca), tăng 12 ca so với tháng trước, giảm 10 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 31/5/2023, không có tử vong, ghi nhận 26 ca mắc, giảm 19 ca so với cùng kỳ năm trước.
Bệnh viêm gan vi rút A: Trong tháng, không ghi nhận ca mắc mới. Lũy tích đến 31/5/2023, không có tử vong, ghi nhận 02 ca mắc (Đăk Hà 01 ca, Sa Thầy 01 ca), giảm 02 ca so với cùng kỳ năm trước.
Bệnh Lao: Trong tháng, có 01 ca tử vong ở Kon Plông; ghi nhận 34 ca mắc mới (thành phố Kon Tum 15 ca, Tu Mơ Rông 05 ca, Ngọc Hồi 03 ca, Đắk Glei 03 ca, Đắk Tô 02 ca, Kon Plong 03 ca, Đắk Hà 01 ca, Sa Thầy 01 ca, Ia H’Drai 01 ca), giảm 02 ca so với tháng trước, giảm 04 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích từ đầu năm đến 31/5/2023, có 01 ca tử vong; ghi nhận 167 ca mắc mới, tăng 07 ca so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Lao phổi AFB (+): 126 ca, lao phổi AFB (-): 12 ca, lao ngoài phổi: 29 ca.
Bệnh phong: Trong tháng, không ghi nhận ca mắc mới, giảm 01 ca so với tháng trước, giảm 02 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 31/5/2023, không có ca tử vong; ghi nhận 01 ca mắc (Đăk Glei), giảm 02 so với cùng kỳ năm trước. Tổng số bệnh nhân phong đang quản lý 152 người; quản lý và điều trị bệnh nhân phong tại khu điều trị phong Đăk Kia (là trại viên) đang quản lý 52 người.
Trong 05 tháng đầu năm 2023, không ghi nhận mắc mới các bệnh: Cúm A (H5N1, H7N9...), Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV), Đậu mùa khỉ, Cúm A(H1N1), Bệnh do vi rút Zika, Viêm não Nhật Bản, Bạch hầu, Dại, Ho gà, Sởi, Sốt rét…
- Tiêm chủng mở rộng: Triển khai các đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, kết quả đến 31/5/2023:
+ Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 99,59%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 98,62%; tỷ lệ tiêm liều bổ sung đạt 96,68%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại lần 1 đạt 92,42%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại lần 2 đạt 100%.
+ Nhóm đối tượng từ 12 đến 17 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 99,89%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 97,23%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại đạt 94,02%.
+ Nhóm đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 100%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 97,28%.
- Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng, ghi nhận 01 ca nhiễm HIV mới (xét nghiệm khẳng định tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum), 01 bệnh nhân tử vong. Lũy tích đến ngày 31/5/2023, tổng số nhiễm HIV/AIDS 567 người, trong đó tử vong 203 người và còn sống 364 người (quản lý được 207 người); tổng số nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS 303/364 người. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV 173 người (09 trẻ em), đang điều trị dự phòng lao bằng Isoniazid 12 người. Số bệnh nhân đang điều trị Methadone 42 người, số lượt uống thuốc 835 lượt.
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe: Sở Y tế phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện 04 phóng sự tuyên truyền (02 phóng sự tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, 01 phóng sự về phòng chống sốt xuất huyết Dengue và 01 phóng sự về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em). Tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng năm 2023. Tuyên truyền các chủ đề trọng tâm tháng 5/2023: Ngày Hen phế quản toàn cầu (tuần 01 tháng 5); Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường (từ 12 - 17/5); Ngày Thế giới phòng chống tác hại thuốc lá (31/5).
- An toàn vệ sinh thực phẩm: Tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông Tháng hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum[3]. Cấp 25 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (cấp mới: 20 cơ sở, cấp lại: 05 cơ sở) và tiếp nhận bản tự công bố của 14 sản phẩm.
Kiểm tra an toàn thực phẩm:
+ Tuyến tỉnh: Kiểm tra liên ngành việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, kết quả: Tổng số cơ sở được kiểm tra: 71 cơ sở (40 cơ sở sản xuất thực phẩm, 31 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống). 100% cơ sở chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Tuyến huyện: Kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, kết quả: Tổng số cơ sở được kiểm tra là 1.435 cơ sở, 1.268 cơ sở đạt chiếm 88,4%. Xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở với tổng số tiền là 14 triệu đồng; tiêu hủy 37 loại thực phẩm gồm: 99,897 kg thực phẩm rắn và 18,5 lít thực phẩm lỏng.
- Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng, xảy ra 01 trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn uống không bảo đảm vệ sinh.
Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng[4].
b. Về giáo dục
Công tác xóa bỏ phòng học tạm, mượn trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện([5]); Công tác tổng kết năm học 2022-2023 được thực hiện theo đúng tiến độ với chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Hiện ngành giáo dục đang tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2022-2023. Song song với đó, công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên cũng được chú trọng. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục được củng cố, nâng cao chất lượng([6]). Công tác kiểm định chất lượng giáo dục kết hợp với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được chú trọng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 189 trường đạt chuẩn quốc gia([7]). Xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư cho ngành giáo dục triển khai có hiệu quả, đã tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện học tập tại các trường học([8]).
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT, PTDTNT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum diễn ra từ ngày 01-04/6/2023, với 6.559 thí sinh đăng ký dự thi tại 25 điểm thi với tổng số phòng thi là 315 phòng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã bố trí gần 1.020 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Kon Tum có 12 điểm thi (05 điểm tại thành phố Kon Tum, 07 điểm thi tại các huyện) và thành lập 09 điểm thi dự phòng (02 điểm thi tại thành phố Kon Tum, 07 điểm thi tại các huyện),với 217 phòng thi, bố trí nhân sự coi thi tại các điểm thi là hơn 900 người. Toàn tỉnh có trên 5.028 thí sinh dự thi, tăng hơn 270 thí sinh so với năm 2022, tỉnh cũng đã có kế hoạch hỗ trợ cho các thí sinh ở xa hoặc gặp khó khăn trong di chuyển, lưu trú và ăn uống.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022-2023, tổ chức kiểm tra công tác ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại các trường THPT, Phổ thông DTNT và các Trung tâm GDNN-GDTX. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đối với lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác thi của các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm GDNN - GDTX các huyện. Chỉ đạo các đơn vị sắp xếp, bố trí thời gian để tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác thi và thí sinh đăng ký dự thi nghiên cứu, học tập quán triệt Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn thi một cách chu đáo, nghiêm túc. Cử cán bộ có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi tập huấn triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua đó kịp thời nắm bắt và triển khai các nghiệp vụ liên quan công tác thi.
c. Về văn hóa, thể dục thể thao
Trong 02 ngày 18-19/5/2023, tại Trung đoàn 990, Bộ CHQS tỉnh tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng LLVT tỉnh lần thứ V năm 2023 với chủ đề “Khúc quân hành trên đất ba biên”. Liên hoan quy tụ gần 300 diễn viên với 65 tiết mục hát, múa, nhạc, kịch… mang nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu và tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi truyền thống cách mạng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sự phát triển của vùng đất Kon Tum - vùng đất ngã ba biên, ba nước Đông Dương; tình đoàn kết quân - dân. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2023, 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), qua đó góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục, tư tuởng chính trị, lòng tự hào dân tộc. Liên hoan còn là dịp để các đơn vị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của cán bộ, chiến sĩ trong LLVT tỉnh.
Sáng 30/5/2023, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2023” vòng chung kết cấp tỉnh. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng đông đảo thầy cô, các em học sinh. Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2023” được tổ chức nhằm mục đích vận động đẩy mạnh phong trào đọc sách, xây dựng văn hóa đọc cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng; đồng thời, khẳng định tầm quan trọng của sách và việc đọc sách đối với mỗi con người và tôn vinh các giá trị của sách.
Chiều 01/6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III- năm 2023. Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn, Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III- năm 2023 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Hội thi có sự tham gia của trên 360 huấn luyện viên, vận động viên đến từ 9 đơn vị; tranh tài ở 8 bộ môn gồm bóng đá, bóng chuyền, việt dã, đẩy gậy, bắn ná, bắn nỏ, kéo co và cà kheo. Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức trao giải cho các vận động viên xuất sắc ở 42 nội dung thi đấu. Sau Hội thi này, Ban tổ chức sẽ lựa chọn các vận động viên xuất sắc để tập luyện, chuẩn bị tham dự Hội thi thể thao các DTTS toàn quốc lần thứ XIII, khu vực II, năm 2023 tại tỉnh Gia Lai.
d) Tình hình trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý các loại tội phạm tiếp tục được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; triển khai có hiệu quả các kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm ma túy. Hoạt động của tội phạm theo băng, nhóm, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” được đấu tranh, triệt xóa, không có băng, nhóm hoạt động phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, cụ thể:
Phạm tội về trật tự xã hội: Phát hiện 30 vụ (giảm 06 vụ so với tháng trước); hậu quả, thiệt hại: 05 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 670 triệu đồng.
Phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ: Không xảy ra (giảm 01 vụ so với tháng trước).
Phạm tội về ma túy: Phát hiện 03 vụ gồm: Tàng trữ trái phép chất ma túy 02 vụ; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 01 vụ (tăng 01 vụ so với tháng trước). Thu giữ: 0,738g ma túy tổng hợp.
Tình hình trật tự, an toàn giao thông: Xảy ra 06 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 06 người chết, 01 người bị thương (so với tháng trước tăng 02 vụ, 02 người chết, giảm 01 người bị thương). Thiệt hại về tài sản: Hư hỏng 06 mô tô, ước tính khoảng 32 triệu đồng.
Tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn: Xảy ra 02 vụ cháy nhà dân (tăng 01 vụ so với tháng trước). Thiệt hại tài sản khoản 14 triệu đồng. Nguyên nhân do chập điện.
e) Tình hình môi trường
Trong tháng phát hiện 01 vụ Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (không tăng, giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước).
9.5. Tình hình thiên tai
- Diễn biến thiên tai: Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh. Từ ngày 20/5/2023 đến ngày 19/6/2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum chịu ảnh hưởng của Dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục nâng trục dần lên phía Bắc và hoạt động mạnh lên. Gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh. Thời tiết các khu vực: Mây thay đổi đến nhiều nơi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa, mưa rào và dông nhiều nơi.
- Tình hình thiệt hại: Trong tháng, ghi nhận thiệt hại do thiên tai không đáng kể, không phát sinh thiệt hại về người. Giá trị thiệt hại trong tháng 6 không phát sinh giảm 7.574 triệu đồng so với tháng trước và 500 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến 19/6/2023, ước thiệt hại khoảng 9.172 triệu đồng tăng 8.522 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1171/SLĐTBXH-TGXHVGN ngày 13/6 đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phương án trợ giúp xã hội, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo ổn định đời sống Nhân dân. Theo đó, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa, bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, lốc, sét, ngập lụt, nắng nóng, mưa đá và các loại hình thiên tai có thể xảy ra, phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại đời sống dân sinh; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở nơi không an toàn, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ sạt lở, chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn; có phương án bảo đảm hậu cần và các nhu yếu phẩm thiết yếu tại các điểm sơ tán.
[1] Nguồn: Báo cáo NHNN chi nhánh tỉnh Kon Tum
[2] Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư
[3] Tuyến tỉnh: Tổ chức phát loa tuyên truyền bằng xe lưu động trên các tuyến đường chính của thành phố Kon Tum, và 57 thôn, làng phát thông điệp 2.940 lần; giám sát chất lượng thực phẩm và tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với nhà hàng tiệc cưới, dịch vụ nấu ăn lưu động; thăm 1.559 hộ gia đình với 2.884 người; cấp phát 1.200 tờ rơi, tờ gấp, áp phích; tuyên truyền trên sóng truyền hình 02 lần, trên sóng tuyền thanh 02 lần... Tuyến huyện: Nói chuyện chuyên đề 126 buổi với 1.932 người tham dự; tuyên truyền trực tiếp tại 65 hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với 296 người; tuyên truyền trên sóng truyền hình 111 lần, trên sóng tuyền thanh 01 lần; phát xe loa lưu động 360 lần.
[4] Công văn số: 1791/UBND-KGVX ngày 14/6/2023 của UBND tỉnh Kon Tum.
[5] Đến nay đã xóa được 48 phòng học tạm, với tổng kinh phí 23,1 tỷ đồng.
[6] Có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; có 9/10 huyện, thành phố duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, 01 huyện (huyện Kon Rẫy) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; có 8/10 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và 02/10 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 (huyện Đăk Hà và huyện Tu Mơ Rông). Có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
[7] Trong đó: 59 trường mầm non, đạt 44,4%; 66 trường tiểu học đạt 72,5%; 51 trường THCS, đạt 46,4% và 13 trường THPT, Phổ thông dân tộc nội trú, đạt 52%.
[8] Thông qua các chương trình: Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Thư viện ước mơ, Thư viện thân thiện đã lan tỏa đến các trường vùng sâu, vùng xa, “Đông ấm”, … nhiều sách, vở, đồ dùng học tập được chia sẻ đến các em học sinh khó khăn qua phong trào “Sách cũ cho năm học mới”, mô hình bán trú dân nuôi, “Cặp lồng cơm đến lớp”, “Dự án nuôi em”, mô hình “xây dựng góc học tập tại nhà, hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng tự học”, học bổng vì em hiếu học, nâng bước em đến trường; con nuôi Đồn Biên phòng; phong trào xây dựng “Nhà vệ sinh thân thiện” và “Điều em muốn nói”, …
Cục Thống kê tỉnh Kon Tum