Thứ hai, 00/00/2023
°

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4 và 4 tháng năm 2023

Ngày 04/05/2023 - 15:20:00 | 1084 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4/2023

1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, lạm phát toàn cầu ở mức cao, nhiều nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, dẫn đến suy giảm tăng trưởng… tác động, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế nước ta; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi sự kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Minh chứng rõ nét là việc tháng 4/2023 trở thành tháng có số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất từ trước đến nay với 15.967 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cùng số vốn đăng ký là 154.639 tỷ đồng, tăng 6,4% về số doanh nghiệp và giảm 5,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 4/2023, 04/06 vùng trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2022: Trung du và miền núi phía Bắc (826 doanh nghiệp, tăng 28,5%); Đồng bằng Sông Hồng (5.215 doanh nghiệp, tăng 10,8%); Đông Nam Bộ (6.486 doanh nghiệp, tăng 9,9%) và Tây Nguyên (435 doanh nghiệp, tăng 0,2%).

Hai vùng còn lại là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.913 doanh nghiệp, giảm 11,6%) và Đồng bằng Sông Cửu Long (1.092 doanh nghiệp, giảm 4,8%).

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2023 là 119.089 người, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 4/2023 ghi nhận có 9.610 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2022.

2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong tháng 4/2023, cả nước có 14.509 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có:

- 7.163 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2022;

- 5.837 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2022;

- 1.509 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2022.

I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023

1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 78.871 doanh nghiệp, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn cao gấp 1,3 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2018-2022 (62.571 doanh nghiệp).

1.1. Doanh nghiệp thành lập mới

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng năm 2023 là 49.872 doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2022, đây cũng là số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm cao nhất từ trước đến nay, cao gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022 (43.191 doanh nghiệp). Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng năm 2023 đạt 464.970 tỷ đồng, giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng năm 2023 là 1.069.614 tỷ đồng (giảm 46% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 464.970 tỷ đồng (giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2022). Có 17.174 lượt doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong 4 tháng năm 2022 (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2022) với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 604.644 tỷ đồng (giảm 55,1% so với cùng kỳ năm 2022). Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 4 tháng năm 2022 đạt 9,3 tỷ đồng, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Có 09/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có: Giáo dục và đào tạo (tăng 68,2%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (tăng 35,9%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 24,7%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 22,3%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 21,8%); Hoạt động dịch vụ khác (tăng 18,9%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (tăng 7,9%); Thông tin và truyền thông (tăng 7,6%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 7,5%). Các ngành còn lại giảm so với cùng kỳ năm 2022 là: Xây dựng (giảm 3,5%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 8,2%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 9,1%); Khai khoáng (giảm 12,4%); Vận tải kho bãi (giảm 13,9%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (giảm 17,4%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 29,5%); Kinh doanh bất động sản (giảm 61,3%).

Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỷ đồng) với 45.796 doanh nghiệp (chiếm 91,8%, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022), chủ yếu thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 37.395 doanh nghiệp, chiếm 75% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,7% so với năm ngoái. Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 11.976 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2022. Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 501 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 1% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 29,5% so với cùng kỳ năm trước.

03/06 khu vực trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2022: Đồng bằng Sông Hồng (15.876 doanh nghiệp, tăng 9,6%); Trung du và miền núi phía Bắc (2.478 doanh nghiệp, tăng 5,5%); Đông Nam Bộ (20.444 doanh nghiệp, tăng 2,3%). Ngược lại, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (6.100 doanh nghiệp, giảm 12,6%); Đồng bằng Sông Cửu Long (3.630  doanh nghiệp, giảm 14,2%) và Tây Nguyên (1.344 doanh nghiệp, giảm 14,4%).

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng năm 2022 là 331.376 lao động, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2022.

1.2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng năm 2023 là 28.999 doanh nghiệp, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2022, cao gấp 1,5 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022 (19.381 doanh nghiệp).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 07/17 lĩnh vực, trong đó các lĩnh vực ghi nhận tỷ lệ tăng cao nhất gồm: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (151  doanh nghiệp, tăng 32,5%); Giáo dục và đào tạo (808  doanh nghiệp, tăng 14,9%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (281 doanh nghiệp, tăng 12%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (2.162 doanh nghiệp, tăng 7,8%); Thông tin và truyền thông (616 doanh nghiệp; tăng 7,5%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (492 doanh nghiệp, tăng 4,2%); Kinh doanh bất động sản (1.065 doanh nghiệp, tăng 3%).

Có 09/17 lĩnh vực ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (261 doanh nghiệp, giảm 1,5%); Xây dựng (3.669 doanh nghiệp; giảm 3%); Khai khoáng (223 doanh nghiệp, giảm 3,5%); Hoạt động dịch vụ khác (832 doanh nghiệp, giảm 4,1%); Vận tải kho bãi (1.375 doanh nghiệp, giảm 6,8%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (3.207 doanh nghiệp, giảm 7%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (391 doanh nghiệp, giảm 7,3%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (10.400 doanh nghiệp, giảm 12,9%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (1.477 doanh nghiệp, giảm 15%).

Lĩnh vực Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác không có sự thay đổi (1.589 doanh nghiệp).

2. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong 4 tháng năm 2023 có 77.001 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 64,8%), cụ thể:

- Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 49.930 doanh nghiệp, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 4 tháng năm 2023 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 24.373 doanh nghiệp (chiếm 48,8%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 44.728 doanh nghiệp (chiếm 89,6%, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2022).

- Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 20.945 doanh nghiệp, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 18.586 doanh nghiệp (chiếm 88,7%, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2022).

- Số doanh nghiệp giải thể là 6.126 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 16/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 4 tháng năm 2022 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 4.239 doanh nghiệp (chiếm 69,2%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 5.268 doanh nghiệp (chiếm 86%, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022).


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác