Thứ hai, 00/00/2023
°

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 04/11/2024 - 08:32:00 | 94 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

(MPI) - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1481/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ảnh minh họa. Nguồn: nld

05 nội dung chủ yếu

Thứ nhất, hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch: Hoàn thiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và chủ động hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển của địa phương; phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các địa phương trong Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung xây dựng, hoàn thiện thể chế của Vùng và những đề án trọng tâm, trọng điểm tạo đột phá cho phát triển địa phương, vùng.

Thứ ba, triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh. Tỉnh Thừa Thiên Huế phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan về đầu tư công.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ các dự án đã và đang thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công nhằm phát huy hiệu quả công trình, dự án mang lại; lấy đầu tư công kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội. Tập trung đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tạo sức lan tỏa lớn…

Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại ba trung tâm động lực của tỉnh.

Thứ tư, Kế hoạch sử dụng đất. Thứ năm, nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP là 9 - 10%/năm trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 430 - 450 nghìn tỷ đồng. Cụ thể: nguồn vốn cho giai đoạn 2021-2025 cần 160.000 - 170.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn khu vực nhà nước chiếm khoảng 25% (tương đương 40.000 - 43.000 tỷ đồng), nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm khoảng 68% (110.000 - 115.000 tỷ đồng), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 7% (10.000 -12.000 tỷ đồng); giai đoạn cho giai đoạn 2026-2030 cần 270.00 - 280.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn khu vực nhà nước chiếm khoảng 16% (45.000 - 47.000 tỷ đồng), nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm khoảng 72% (195.000 - 200.000 tỷ đồng), nguồn vốn FDI chiếm khoảng 12% (30.000 -33.000 tỷ đồng).

Giải pháp thu hút đầu tư phát triển

Một trong những giải pháp được đưa ra tại Kế hoạch để thu hút đầu tư phát triển là tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đổi mới, đa dạng các hình thức thu hút đầu tư, ưu tiên lựa chọn các dự án có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất thân thiện với môi trường, các nhà đầu tư có tiềm lực và chiến lược đầu tư dài hạn, tạo sự lan tỏa. Gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, kế hoạch xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành trung ương, các địa phương trong cả nước.

Tiếp tục đổi mới, đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã. Hình thành các hiệp hội ngành nghề để làm cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, điều phối và giải quyết các vấn đề của mỗi ngành nghề.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh; xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, giữa người dân với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ phát triển nguồn nhân lực, trong đó, xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Gắn phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng tới xây dựng nền kinh tế số.

Tỉnh cũng đưa ra giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ: Tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết chế khoa học và công nghệ. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên mọi lĩnh vực; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; mở rộng và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hình thành khu ươm tạo công nghệ, trung tâm nghiên cứu chất lượng cao, khu công viên khoa học, khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế.

Thu hút đầu tư của các Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn, có thương hiệu lớn trong nước và ngoài nước. Đảm bảo tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học công nghệ 2%. Tăng cường hợp tác, tranh thủ các nguồn lực của quốc tế và của trung ương để nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ của tỉnh./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác