Trong năm 2023, với sự chỉ đạo sát sao, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, sự điều hành quyết liệt, chủ động, sáng tạo của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong năm Tỉnh đã tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư thông qua các sự kiện lớn, tập trung đông người được tổ chức như: Giải Marathon quốc tế “Vietcombank Mekong Delta”, Festival Lúa gạo Việt Nam, …. Vì vậy, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12,27%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,75%, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 18,89%, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 9,02%. Cụ thể từng lĩnh vực như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang năm 2023 có bước triển khá so với so với cùng kỳ, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 12,27%, xếp thứ nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh xếp thứ nhất vùng ĐBSCL và thứ hai cả nước (năm 2022 xếp thứ tư). Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,12%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng khá cao với mức tăng 28,32%; khu vực dịch vụ tăng 8,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,49%.
Đóng góp nhiều nhất trong tăng trưởng của tỉnh là khu vực công nghiệp, xây dựng với mức đóng góp 8,22 điểm phần trăm, trong đó ngành công nghiệp đóng góp cao nhất với mức 7,59 điểm phần trăm; tiếp đến là khu vực dịch vụ với sự tăng trưởng mạnh của các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ khác đóng góp 3,22 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,79 điểm phần trăm.
Quy mô nền kinh tế đạt 58.505 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Về cơ cấu kinh tế của tỉnh trong năm 2023 tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực giữa các khu vực kinh tế so với cùng kỳ, Cụ thể: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 21,95%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35,68%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 34,37% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,01% (Năm 2022 lần lượt là: 23,96%; 30,24%; 36,70%; 9,09%).
GRDP bình quân đầu người cả năm 2023 ước đạt 80,33 triệu đồng/người/năm tăng 14,13 triệu đồng/người so với năm 2022.
2. Tài chính, tín dụng
2.1. Tài chính
Ước tổng thu ngân sách địa phương năm 2023 được 15.449,96 tỷ đồng, đạt 144,37% dự toán Trung ương, đạt 106,69% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong đó:
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 6.529 tỷ đồng, đạt 105,85% dự toán Trung ương, đạt 100,17% dự toán Hội đồng nhân dân, bao gồm:
+ Thu nội địa là 5.861 tỷ đồng, đạt 106,56% dự toán Trung ương, đạt 100,19% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh.
+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 668 tỷ đồng, đạt 100% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Thu ngân sách Trung ương trợ cấp là 5.008,51 tỷ đồng, đạt 110,48% dự toán Trung ương, đạt 110,39% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ước tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 là 14.368,86 tỷ đồng, đạt 150,49% dự toán Trung ương, đạt 107,91% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong đó:
- Chi xây dựng cơ bản là 8.065,51 tỷ đồng, đạt 110,07% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Chi thường xuyên là 6.020,02 tỷ đồng, đạt 103,88% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh.
2.2 Tín dụng ngân hàng
Trong năm, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh luôn giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về lãi suất tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn; thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ về việc thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ; Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ, các tổ chức tín dụng đã thực hiện giảm lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn để phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đến ngày 30/11/2023, tổng vốn huy động toàn địa bàn là 22.711 tỷ đồng, tăng trưởng 13,85% so với cuối năm 2022. Vốn huy động đáp ứng được 58,08% cho hoạt động tín dụng. Huy động đối với kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 11.905 tỷ đồng (chiếm 52,42%), kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 10.806 tỷ đồng (chiếm 47,58%).
Hiện, lãi suất huy động không kỳ hạn đến dưới 1 tháng phổ biến từ 0,1-0,2%/năm; từ 01 tháng đến dưới 06 tháng từ mức 3,4-3,6%/năm; từ 06 tháng đến dưới 12 tháng từ 4,6-4,9%/năm; từ 12 tháng trở lên ở mức 5,0-5,5%/năm. Ước thực hiện đến cuối năm 2023, tổng vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 22.790 tỷ đồng, tăng trưởng 14,25% so với cuối năm 2022.
Đến ngày 30/11/2023, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn là 39.101 tỷ đồng, tăng trưởng 11,89% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 19.825 tỷ đồng (chiếm 50,70%); dư nợ cho vay trung, dài hạn là 19.276 tỷ đồng (chiếm 49,30%). Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,0%/năm; các lĩnh vực khác lãi suất cho vay bình quân từ 8,5 - 13%/năm. Ước thực hiện đến cuối năm 2023, dư nợ đạt 39.905 tỷ đồng, tăng trưởng 14,19% so với cuối năm 2022.
Nợ quá hạn đến cuối tháng 11/2023 là 792 tỷ đồng, chiếm 2,03%/tổng dư nợ; nợ xấu là 417 tỷ đồng, chiếm 1,07%/tổng dư nợ; nợ cần chú ý là 375 tỷ đồng, chiếm 47,35%/tổng nợ quá hạn. Phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn vẫn duy trì dưới mức 3%/tổng dư nợ theo mục tiêu đã đề ra.
Tính đến cuối tháng 11/2023, dư nợ các Đề án, Chương trình, Chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương đạt được kết quả sau:
- Cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng dư nợ 2.681 tỷ đồng, tăng trưởng 18,16% so với cuối năm 2022.
- Cho vay nuôi trồng, chế biến thủy sản dư nợ 3.806 tỷ đồng, tăng trưởng 0,63% so với cuối năm 2022.
- Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 68/QĐ-TTg dư nợ 7,53 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2022.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP dư nợ 17,29 tỷ đồng, giảm 32,51% so với cuối năm 2022.
- Chương trình cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Thông tư số 25/2015/TT-NHNN dư nợ 221 tỷ đồng, tăng trưởng 38,13% so với cuối năm 2022.
- Các chương trình tín dụng chính sách dư nợ đạt 4.053 tỷ đồng, tăng trưởng 17,31% với cuối năm 2022.
- Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn dư nợ 23.995 tỷ đồng, tăng trưởng 11,59% so với cuối năm 2022.
- Cho vay xây dựng nông thôn mới dư nợ 15.462 tỷ đồng, tăng trưởng 25,82% so với cuối năm 2022.
- Cho vay lĩnh vực kinh tế tập thể dư nợ 285 tỷ đồng, tăng trưởng 2,89% so với cuối năm 2022.
- Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp có doanh số cho vay đạt 14.553 tỷ đồng, dư nợ đạt 10.726 tỷ đồng, tăng trưởng 25,13% so với cuối năm 2022, với 709 doanh nghiệp được tiếp cận vốn.
- Chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh có dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất 78,45 tỷ đồng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng là 1,51 tỷ đồng.
- Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN có tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 943 tỷ đồng, tổng giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gốc và lãi) là 390,76 tỷ đồng, 29 khách hàng.
- Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và Chương trình tín dụng 15 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lĩnh vực lâm sản, thủy sản đến thời điểm hiện tại trên địa bàn chưa phát sinh dư nợ.
3. Đầu tư và xây dựng
3.1 Vốn đầu tư
Tính đến ngày 15/12/2023, Kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023 là 23.204,74 tỷ đồng, bao gồm các nguồn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: 5.744,24 tỷ đồng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn 2.150,50 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn khác như: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 15.310 tỷ đồng.
Đến nay, trong các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung có 76 doanh nghiệp thực hiện 78 dự án đầu tư (trong đó có 14 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư trong nước là 78.994 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư nước ngoài là 3.851,6 triệu USD, trong đó có 54 dự án đầu tư đang hoạt động và 24 dự án đang giải phóng mặt bằng, xây dựng.
Ước tính tháng 12/2023, vốn đầu tư thực hiện được 2.192,05 tỷ đồng, tăng 6,71% so với tháng trước và tăng 7,25%[1] so với cùng kỳ năm trước. Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 481,80 tỷ đồng, bằng 107,59% so với tháng trước và bằng 134,70% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 162,09 tỷ đồng, bằng 100,58% so với tháng trước và bằng 26,78% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khối lượng thực hiện được 1.548,16 tỷ đồng, bằng 107,12% so với tháng trước và bằng 143,22% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính cả năm 2023, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện được 22.700,36 tỷ đồng, so với kế hoạch năm mới điều chỉnh hiện tại (23.204,74 tỷ đồng), đạt 97,83% và so với cùng kỳ năm 2022 (20.200,73 tỷ đồng) bằng 112,37%. Trong đó vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 5.238,41 tỷ đồng, bằng 159,23% so với cùng kỳ năm 2022 (3.289,93 tỷ đồng) và đạt 91,19% so với kế hoạch điều chỉnh hiện tại (5.744,24 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 23,08% vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 theo mục tiêu đề ra, các Chủ đầu tư cần thực hiện một số giải pháp:
- Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm.
- Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi để giải ngân vốn của dự án được giao kế hoạch năm 2023.
- Chủ động rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn năm 2023 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tỷ lệ giải ngân cao và có nhu cầu bổ sung vốn.
- Phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất các cấp và các đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng để bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công theo quy định.
- Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
- Rà soát kỹ ngay từ khâu chuẩn bị dự án, công tác thiết kế, đấu thầu, thi công, thủ tục thanh, quyết toán … đối với từng dự án. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ vướng mắc phát sinh, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.
- Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đề ra tại Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 15/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện và giải ngân Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023; Công văn số 659/UBND-NCTH ngày 12/5/2023 của UBND tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2023; Công văn số 1414/UBND-NCTH ngày 18/9/2023 của UBND tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023.
3.2. Xây dựng
Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước quý IV/2023.
- Tính theo giá so sánh 2010 được 2.040,31 tỷ đồng, tăng 8,70% so với quý trước và tăng 8,95% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính theo giá hiện hành được 3.420,43 tỷ đồng, tăng 10,13% so với quý trước và tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
+ Công trình nhà ở được 1.525,50 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,60% trong tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng, tăng 1,08% so quý trước và giảm 10,83% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân hiện nay giá các mặt hàng vật liệu xây dựng như: Cát xây dựng, đá các loại, … đồng loạt tăng giá do thiếu nguồn cung, do vật liệu chủ yếu được tập trung cho các tuyến cao tốc trong khu vực ĐBSCL, nên các hộ dân hạn chế đầu tư xây mới hoặc sửa chữa nhà ở các loại. Vì vậy, giá trị sản xuất công trình nhà ở giảm so với cùng kỳ.
+ Công trình nhà không để ở được 660,88 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,32% trong tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng, tăng 12,68% so với quý trước và giảm 11,31% so với cùng kỳ. Hiện nay một số công trình lớn đã được khởi công xây dựng từ những năm trước, hiện đang trong giai đoạn lắp đặt, hoàn thiện công trình, mặc dù giá vật liệu xây dựng đang tăng cao, nhưng các nhà thầu vẫn cố gắng thực hiện đúng theo tiến độ công trình đã đề ra như: Công trình xây dựng khu trung tâm thương mại Vị Thanh tại phường IV, tổng mức đầu tư gói thầu 400 tỷ đồng, dự tính thực hiện trong quý được 114 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2023; công trình xây dựng khu thương mại thành phố Ngã Bảy, tổng mức đầu tư gói thầu 156,6 tỷ đồng, dự tính thực hiện trong quý được 25,77 tỷ đồng, cộng dồn đến cuối quý công trình đã giải ngân hoàn thành được 72,20% giá trị công trình, … Vì vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng nhà không để ở tăng so với quý trước và số lượng công trình khởi công mới không nhiều nên giá trị sản xuất nhà không để ở giảm so với cùng kỳ.
+ Công trình kỹ thuật dân dụng được 1.130,50 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,05% trong tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng, tăng 25,29% so với quý trước và tăng 124,73% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân các dự án công trình kỹ thuật dân dụng tăng cao là do loại công trình này là những công trình lớn, thời gian hoàn thành thường trên 12 tháng như: Đường cao tốc Cần Thơ - TP HCM, tổng mức đầu tư gói thầu 614 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong quý được 21 tỷ đồng, cộng dồn đến cuối quý công trình đã giải ngân hoàn thành được 11,61% giá trị công trình; Xây dựng cầu dự án đường cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang, tổng mức đầu tư gói thầu 400 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong quý được 40,66 tỷ đồng, cộng dồn đến cuối quý công trình đã giải ngân hoàn thành được 20,19% giá trị công trình; Xây dựng đường giao thông đô thị, tổng mức đầu tư gói thầu 250 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong quý được 16 tỷ đồng, cộng dồn đến cuối quý công trình đã giải ngân hoàn thành được 22,37% giá trị công trình, … Bên cạnh đó, hiện nay đang vào thời điểm thực hiện các công trình xây mới, dặm vá sửa chữa các tuyến đường nông thôn để thực hiện việc xây dựng mục tiêu nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, nên các công ty đã và đang đẩy nhanh tiến độ các gói thầu, để hoàn thành và bàn giao trong thời gian sớm nhất. Vì vậy, giá trị sản xuất các loại công trình trên còn tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm trước và trong quý tiếp theo.
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng được 103,55 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,03% trong tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng, giảm 3,97% so với quý trước và giảm 27,91% so với cùng kỳ năm trước.
Ước thực hiện cả năm 2023, giá trị sản xuất ngành xây dựng:
- Tính theo giá so sánh 2010 được 7.118,67 tỷ đồng, tăng 13,52% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính theo giá hiện hành được 11.854,05 tỷ đồng, tăng 14,53%[2] so với cùng kỳ năm trước và so với kịch bản tăng trưởng của tỉnh bằng 102,47%. Trong đó:
+ Công trình nhà ở được 5.924,39 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,98% trong toàn ngành và tăng 1,83% so với cùng kỳ năm trước.
+ Công trình nhà không để ở được 2.217,51 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,71% trong toàn ngành và tăng 2,11% so với cùng kỳ.
+ Công trình kỹ thuật dân dụng được 3.326,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,06% trong toàn ngành và tăng 65,44% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng cao so với cùng kỳ là do các doanh nghiệp hoạt động ngành xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh trúng các gói thầu xây dựng thuộc cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang. Vì vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tăng cao so với cùng kỳ.
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng được 385,59 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,25% trong toàn ngành và tăng 10,04% so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay, tình hình xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào các công trình nhà ở và đường giao nông thôn. Riêng một số công trình trọng điểm thuộc ngân sách nhà nước có qui mô lớn thì hầu hết đều do các doanh nghiệp ngoài tỉnh thi công. Do vậy, đề nghị các cấp, các ngành có kế hoạch cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp xây dựng trong tỉnh được thi công, để ngành xây dựng của tỉnh được phát triển bền vững trong những năm tới.
4. Tình hình hoạt động của Doanh nghiệp
Trong tháng, có 88 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (trong đó gồm: 61 Doanh nghiệp tư nhân và Công ty, 27 đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh), tổng số vốn 412,10 tỷ đồng; có 29 hồ sơ đăng ký giải thể (trong đó có 13 công ty), tổng vốn là 46,76 tỷ đồng; có 04 hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động (trong đó có 01 doanh nghiệp và công ty), tổng vốn là 2 tỷ đồng.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, có 902 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (trong đó có 564 Doanh nghiệp và Công ty, còn lại 305 đơn vị trực thuộc), tổng vốn 4.314,81 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 0,66% về số lượng doanh nghiệp và giảm 21,42% về số vốn điều lệ); có 148 doanh nghiệp đăng ký giải thể, tổng vốn 248,76 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 13,84% về số doanh nghiệp và tăng 49,39% về vốn điều lệ), nguyên nhân giải thể chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả; có 193 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tổng vốn là 1.418,28 tỷ đồng và có 14 doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Xu hướng sản xuất kinh doanh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 267 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, có trên 53,66% doanh nghiệp đánh giá tình sản xuất quý I/2024 tăng hơn so với quý IV/2023, có trên 29,27% doanh nghiệp đánh giá quý I/2024 không có biến động nhiều so với quý IV/2023 và còn lại 17,07% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất quý I/2024 gặp khó khăn, sản lượng không tăng so với quý IV/2023. Vì vậy, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã phục hồi trở lại và giữ được mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ.
5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tăng trưởng 3,12% so với cùng kỳ, do diện tích, sản lượng cây ăn quả tăng cao, sản lượng rau màu tăng cùng với sự tăng trưởng tốt của đàn heo và đàn gia cầm làm cho lĩnh vực nông nghiệp có mức tăng trưởng khá, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung với 2,46 điểm phần trăm, thủy sản đóng góp 0,66 điểm phần trăm. Cụ thể từng lĩnh vực như sau:
5.1. Nông nghiệp
5.1.1. Trồng trọt
Năm 2023, tổng diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh được 177.839 ha, giảm 5,58% so với cùng kỳ. Các giống lúa được sử dụng phổ biến là các giống chất lượng cao như: OM5451, OM18, Đài thơm 8, …, Năng suất ước đạt 66,73 tạ/ha, tăng 0,23% so với năm 2022. Sản lượng cả năm ước đạt 1.186.660 tấn, giảm 5,37% so với cùng kỳ. Chia ra từng vụ như sau:
- Lúa Đông xuân 2022-2023: Xuống giống được 75.501,2 ha, đạt 100,67% kế hoạch tỉnh (75.000 ha), giảm 1,47% so với cùng kỳ (bằng 1.124,9 ha). Vụ Đông xuân năm nay đa số người dân lựa chọn giống chất lượng cao chiếm trên 90% toàn tỉnh, các giống lúa sử dụng chủ yếu là RVT chiếm 32,8%, Đài Thơm 8 chiếm 26,4%, OM18 chiếm 20,9%, OM5451 chiếm 7%, ST25 chiếm 4,1%, ST24 chiếm 4%, còn lại chiếm 4,8% gồm các giống khác như: OM380, IR50404, Jasmine85, … Năng suất chính thức đạt 77,53 tạ/ha, giảm 0,36% (bằng 0,28 tạ/ha). Sản lượng đạt 585.361 tấn, giảm 1,82% (bằng 10.867 tấn) so với cùng kỳ. Giá bán một số giống như sau: OM18, Đài thơm 8 có giá dao động từ 6.500-6.800 đ/kg (tăng 700-1.000 đ/kg so với cùng kỳ), RVT có giá từ 7.000-7.200 (tương đương so với cùng kỳ), OM5451 có giá từ 6.300-6.500 đ/kg (tăng 500-6.00 đ/kg so với cùng kỳ).
- Lúa Hè thu năm 2023: Xuống giống được 75.207,1 ha, đạt 100,95% kế hoạch tỉnh (74.500 ha), giảm 1,52% (bằng 1.161,7 ha) so với cùng kỳ. Hiện đã thu hoạch dứt điểm. Năng suất chính thức đạt 60,36 tạ/ha, giảm 1,13% (bằng 0,69 tạ/ha) so với cùng kỳ. Sản lượng chính thức đạt 453.950 tấn, giảm 2,63% (bằng 12.282 tấn) so với cùng kỳ. Các giống lúa sử dụng trong vụ Hè thu chủ yếu tập trung các giống: OM18 chiếm 68,9%, OM5451 chiếm 23%, Đài Thơm 8 chiếm 4,6%, còn lại các giống khác chiếm 3,5%.
- Lúa Thu đông năm 2023: Đã xuống giống dứt điểm 27.131 ha, đạt 110,74% kế hoạch tỉnh (24.500 ha), giảm 23,28% (bằng 8.230,8 ha) so với cùng kỳ. Đã thu hoạch được 26.693 ha, giảm 24,2% (bằng 8.521,8 ha) so với cùng kỳ. Năng suất sơ bộ đạt 54,31 tạ/ha, tăng 0,3% (bằng 0,16 tạ/ha) so với cùng kỳ. Hiện lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến trổ chín, sinh trưởng và phát triển tốt, các giống lúa được sử dụng chủ yếu như: OM18 chiếm 50,9%, OM5451 chiếm 38,6%, các giống còn lại RVT, Đài thơm 8, … chiếm 10,5%.
Mía niên vụ 2022-2023: Diện tích gieo trồng đạt 3.285,7 ha, đạt 102,68% kế hoạch tỉnh (3.200 ha) tập trung ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy, giảm 14,48% so với cùng kỳ (bằng 556,5 ha). Chủ yếu thu hoạch để bán mía chục. Giá bán mía nước trung bình từ 1.100-1.300 đồng/kg, giảm 100-200 đồng/kg so với tháng trước. Hiện đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt 999,64 tạ/ha, giảm 0,06% (bằng 0,6 tạ/ha). Sản lượng đạt 328.452 tấn, giảm 14,53% (bằng 55.895 tấn). Nguyên nhân diện tích và sản lượng giảm do chuyển đổi sang trồng cây rau màu và cây ăn trái.
Cây ngô: Diện tích gieo trồng hiện có 2.628,9 ha, so cùng kỳ năm trước tăng 2,87% (bằng 73,31 ha); năng suất đạt 59,76 tạ/ha, giảm 9,3% (bằng 6,13 tạ/ha); sản lượng 12 tháng ước được 15.710,99 tấn, so cùng kỳ năm trước giảm 6,7% (bằng 1.127,53 tấn).
Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng hiện có 25.110,37 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,77% (bằng 2.234,46 ha); Ước sản lượng 12 tháng được 342.351,67 tấn, tăng 14,79% (bằng 44.113,21 tấn). Thực hiện Kế hoạch số 71/KH-SNNPTNT của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 27/6/2023 về việc mở rộng diện tích sản xuất rau màu, nuôi thủy sản trên ruộng lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Do đó người nông dân tích cực xuống giống rau màu nên diện tích gieo trồng và thu hoạch ước tăng mạnh so với cùng kỳ.
Một số cây lâu năm ăn quả chủ yếu của tỉnh so với cùng kỳ như sau:
- Cây dứa (khóm): Diện tích hiện có 3.215,75 ha, tăng 3,25% (bằng 101,2ha) so với cùng kỳ, sản lượng sơ bộ cả năm 45.944,13 tấn, đạt 100,1% so kế hoạch năm (45.900 tấn) và tăng 5,57% (bằng 2.424,92 tấn) so với cùng kỳ. Tập trung ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
- Cây mít: Diện tích hiện có 10.051,83 ha, tăng 1,14% (bằng 113,23 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng sơ bộ cả năm được 122.408,15 tấn, đạt 127,51% so kế hoạch năm (96.000 tấn) và tăng 20,68% (bằng 20.978,82 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích thu hoạch tăng cao.
- Cây bưởi: Diện tích hiện có 1.697 ha, tăng 1,63% (bằng 27,16 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng sơ bộ cả năm được 19.433,82 tấn, đạt 107,97% so kế hoạch năm (18.000 tấn) và tăng 5,29% (bằng 976,2 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích cho trái thu hoạch tăng khá.
- Cây chanh không hạt: Diện tích hiện có 3.175,14 ha, tăng 12,59% (bằng 355,05 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng sơ bộ cả năm được 29.054,79 tấn, đạt 62,08% so kế hoạch năm 2023 (46.800 tấn) và tăng 6,21% (bằng 1.698,11 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích thu hoạch tăng.
- Cây mãng cầu: Diện tích hiện có 713,36 ha, giảm 0,93% (bằng 6,68 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng sơ bộ năm được 8.519,05 tấn, đạt 91,8% so kế hoạch năm (9.280 tấn) và tăng 7,24% (bằng 574,99 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích và năng suất thu hoạch tăng.
5.1.2. Chăn nuôi
Trong tháng, lực lượng thú y thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và tiêm phòng một số bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm như: Dịch tả heo, bệnh lở mồm long móng, dịch tả vịt …Thực hiện công tác tiêu độc, sát trùng trên các chuyến xe, tàu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; giám sát vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh. Ước tính đến tháng 12/2023, số đầu con gia súc, gia cầm so với cùng kỳ cụ thể như sau:
- Đàn trâu: Ước được 1.189 con, giảm 11,33% (bằng 152 con) so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do đa số diện tích đất trồng lúa đều sử dụng cơ giới hóa thay cho sức cày kéo của trâu, môi trường nuôi ngày càng bị thu hẹp. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước được 146 tấn, giảm 4,99% so với cùng kỳ
- Đàn bò: Ước được 4.312 con, tăng 15,29% (bằng 572 con) so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước được 236 tấn, tăng 11,11% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng do đàn bò ít dịch bệnh, giá cả ổn định, người chăn nuôi có lợi nhuận nên đầu tư nuôi thêm.
- Đàn heo (tính cả heo con chưa tách mẹ): Ước được 146.045 con, tăng 1,42%[3] (bằng 2.040 con) so với cùng kỳ. Trong đó: Heo thịt 102.967 con, tăng 1,36% (bằng 1.379 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước được 22.468 tấn, tăng 7,19% so với cùng kỳ.
- Đàn gia cầm: Ước được 4.469,87 ngàn con, tăng 2,12% (bằng 92,77 ngàn con) so với cùng kỳ. Trong đó: Đàn gà 1.951,51 ngàn con, tăng 9,71% (bằng 172,76 ngàn con) so cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước được 15.430 tấn, tăng 5,27% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm ước được 168.218 nghìn quả, tăng 8,61% so cùng kỳ. Nhìn chung đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện nay đã nuôi ổn định.
5.2. Lâm nghiệp
Tình hình chăm sóc, bảo vệ và phòng chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc, ngành Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Đặc biệt, tích cực phối hợp với các cấp, ngành và địa phương thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia bảo vệ rừng; chủ động ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra cháy rừng, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng chống chặt phá, khai thác rừng trái pháp luật trên các địa bàn huyện, xã có rừng; kiểm tra việc thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng của chủ rừng và các địa phương.
Sơ bộ thực hiện năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung được 441 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ; số cây lâm nghiệp trồng phân tán được 1.595,88 ngàn cây, so với cùng kỳ tăng 1,68% (bằng 26,32 ngàn cây); sản lượng gỗ khai thác sơ bộ khoảng 15.723 m3, tăng 2,42% (bằng 372 m3); sản lượng củi khai thác được 70,428 ste, tăng 0,88% (bằng 614 ste) so với cùng kỳ.
5.3. Thủy sản
Ước tính năm 2023, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh được 12.241,11 ha, đạt 110,28% so kế hoạch năm (11.100 ha) và tăng 35,8%[4] (bằng 3.226,89 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Diện tích nuôi cá được 12.030,7 ha, tăng 36,22% (bằng 3.199,09 ha), trong đó, diện tích nuôi cá thát lát được 83,2 ha, tăng 2,04% (bằng 1,66 ha) so cùng kỳ; diện tích nuôi tôm được 97,2 ha, tăng 0,73% (bằng 0,7 ha); diện tích nuôi thủy sản khác được 113,21 ha, tăng 31,47% (bằng 27,1 ha).
Tổng sản lượng thủy sản sơ bộ năm 2023 được 80.429,04 tấn, đạt 93,52% so kế hoạch năm (86.000 tấn) và tăng 2,8% (bằng 2.190,02 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do thời tiết tương đối thuận lợi, dịch bệnh trên thủy sản ít xảy ra, mô hình nuôi luân canh trong ruộng lúa và nuôi lồng bè, bể bồn đem lại thêm thu nhập cho người dân. Đặc biệt là nhiều hộ mở rộng hoặc chuyển đổi diện tích từ diện tích đất vườn còn trống, diện tích nuôi chưa có hiệu quả sang nuôi các đối tượng thủy sản khác có giá trị kinh tế, phù hợp nhu cầu thị trường, tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân (như nuôi Ba ba). Cụ thể như sau:
- Sản lượng thủy sản khai thác sơ bộ được 2.543,44 tấn, giảm 0,79% (bằng 20,34 tấn) so cùng kỳ. Do nguồn lợi thủy sản khai thác nội địa từ tự nhiên đang có chiều hướng giảm.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng được 77.885,6 tấn, tăng 2,92% (bằng 2.210,36 tấn) so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá thát lát thu hoạch được 4.182,74 tấn, tăng 3,13% (bằng 127 tấn) so cùng kỳ; sản lượng lươn thu hoạch được 1.536,7 tấn, tăng 35,43% (bằng 402 tấn) so với cùng kỳ.
6. Tình hình sản xuất công nghiệp
Ước thực hiện tháng 12/2023, giá trị sản xuất công nghiệp:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 3.624,79 tỷ đồng, tăng 4,47% so với tháng trước và tăng 12,83% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính theo giá hiện hành, được 6.211,89 tỷ đồng, tăng 5,12% so với tháng trước và tăng 18,13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do chính sách nhà nước khuyến khích “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở cá thể công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu thụ nội địa tăng sản lượng sản xuất để chuẩn bị phục vụ tiêu dùng trong dịp Noel và Tết Dương Lịch năm 2024 sắp tới. Ngoài ra, tăng một phần là do các chính sách ưu đãi thuế, chính sách giải quyết các thủ tục hành chính tinh gọn của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền và quan trọng nhất là dự án các tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang đang trong giai đoạn đầu tư - xây dựng, nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư hoặc doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả mở rộng quy mô nhà máy. Cụ thể như Công ty TNHH Number One Hậu Giang, đã đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất đường RE, với sản lượng dự tính tháng 12 ước được 4 ngàn tấn/tháng, tạo ra giá trị sản xuất trên 65 tỷ đồng. Vì vậy, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.
Ước thực hiện năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 38.731,65 tỷ đồng, tăng 13,07% so với cùng kỳ năm trước và đạt 99,37% so với kế hoạch năm.
- Tính theo giá hiện hành, được 66.518,87 tỷ đồng, tăng 20,61% so với cùng kỳ năm trước và đạt 102,78% so với kế hoạch năm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 361 doanh nghiệp và trên 4.237 cơ sở cá thể đang hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong đó, khoảng 20 doanh nghiệp có giá trị sản xuất theo giá hiện hành từ 500 tỷ đồng/năm đến dưới 13.000 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng 5,74% về số lượng doanh nghiệp và tạo ra giá trị sản xuất theo giá hiện hành được trên 52.124 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoản 86,37% về giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp trên đang hoạt động ổn định góp phần làm tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ. Trong đó, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp như sau:
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có 267 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo ra giá trị sản xuất trên 52.178,77 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 8,54% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường nước ngoài có xu hướng giảm; lượng hàng tồn kho tăng ở một số ngành xuất khẩu là chủ yếu, đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá cá, tôm xuất khẩu giảm mạnh từ 20% đến 30% so với thời điểm cuối năm 2022, dù đã giảm giá, nhưng vẫn rất khó ký được các hợp đồng mới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tình hình suy thoái kinh tế thế giới cơ bản đã được kiểm soát, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu phục hồi trong cuối quý III/2023 đến nay, nên đã làm giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 12 tháng năm 2023 tăng trưởng so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn mức tăng chung của toàn ngành và thấp hơn mức tăng 14,60% của 12 tháng năm 2022 so với cùng kỳ.
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí có 85 doanh nghiệp và hợp tác xã đang hoạt động, tạo ra giá trị sản xuất trên 13.928 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 106,86% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 83 doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất điện năng lượng mặt trời và sản xuất nước đá, giá trị sản xuất 435,86 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 3,13% trong ngành sản xuất và phân phối điện và tăng 46,85% so với cùng kỳ. Riêng, Điện lực Hậu Giang và Chi nhánh Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Ban quản lý dự án điện lực dầu khí sông Hậu 1, tạo ra giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng trên 96,87% trong ngành sản xuất, phân phối điện và tăng 109,63% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng cao so với cùng kỳ là do Ban quản lý dự án điện lực dầu khí sông Hậu 1 hoạt động ổn định từ tháng 6/2022 đến nay, nên giá trị sản xuất doanh nghiệp này tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2023, sang quý III/2023 đến nay giá trị sản xuất tăng trưởng chậm lại so với những tháng đầu năm. Nhưng tính chung 12 tháng năm 2023 giá trị sản xuất vẫn tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước.
- Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có 9 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo ra giá trị sản xuất 412,1 tỷ đồng, tăng 20,37% so với cùng kỳ. Hiện nay nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân nông thôn ngày càng cao, nên Công Ty TNHH Một Thành Viên Cấp Nước Hậu Giang và Công ty CP cấp nước và VSMT Nông Thôn Hậu Giang, đã có kế hoạch chủ động xử lý, khai thác thêm các nguồn nước ngầm để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước phục vụ tốt việc sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân được liên tục và ổn định. Vì vậy, giá trị sản xuất ngành này tăng so với cùng kỳ năm trước.
Đối với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Dự tính tháng 12/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,24% so với tháng trước và tăng 9,95% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,53% so với tháng trước và tăng 10,74% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 0,97% so với tháng trước và giảm 1,18% so với cùng kỳ (Nguyên nhân là do Chi nhánh tập đoàn dầu khí Việt Nam, Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1, dự tính sản lượng điện sản xuất tháng 12 trên 441 triệu kwh, tăng 1,38% so với tháng trước và giảm 1,56% so với cùng kỳ năm trước, cùng thời điểm năm trước các tổ máy đã vận hành ổn định, sản lượng được 448 triệu kwh. Vì vậy, đã làm giảm chỉ số sản xuất ngành này so với cùng kỳ năm trước); cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 1,22% so với tháng trước và tăng 1,90% so với cùng kỳ năm trước.
Dự tính quý IV/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 0,02% so với quý trước và tăng 8,95% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Ngành chế biến, chế tạo tăng 0,98% so với quý trước và tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước.
- Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 13,44% so với quý trước (nguyên nhân là do quý hiện tại dự tính nhiệt điện than giảm do chi phí sản xuất cao, ưu tiên vận hành các nhà máy thủy điện và điện gió, nên nhiệt điện giảm so với quý trước) và tăng 11,53% so với cùng kỳ năm trước.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,44% so với quý trước và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh, duy trì sản xuất ổn định và có chỉ số sản xuất quý IV/2023 tăng so với cùng kỳ năm trước như: Xay xát và sản xuất bột thô tăng 22,94% (do giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao, nên các nhà máy nhận được nhiều đơn hàng xay xát gạo xuất khẩu so với cùng kỳ); sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 16,09% so với cùng kỳ (do tình hình nguyên liệu nhập khẩu ổn định, lạm phát trên thế giới được kiểm soát tốt, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng gia công cho tập đoàn Adidas và Nike, nên doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất trở lại so với những quý đầu năm); sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 62,73% so với cùng kỳ; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 13,6% so với cùng kỳ; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,70% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện tăng 11,53% so với cùng kỳ, ... Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp do ảnh hưởng giá xăng, dầu và nguyên liệu nhập khẩu đầu vào tăng giá, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp, nên chỉ số sản xuất một số ngành giảm nhẹ so với cùng kỳ như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,56% so với cùng kỳ; sản xuất đồ uống giảm 6,78% so với cùng kỳ (do tình hình tiêu thụ của ngành sản xuất bia, rượu giảm nên các doanh nghiệp trong ngành giảm sản lượng sản xuất),... nhưng các ngành trên giảm không nhiều. Vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV/2023 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Dự tính năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,75% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 8,01% của 12 tháng năm 2020 so với cùng kỳ; mức tăng 5,4% của 12 tháng năm 2021 so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn mức tăng 15,59% của 12 tháng năm 2022 so với cùng kỳ). Trong đó:
- Ngành chế biến, chế tạo: Có trên 267 doanh nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,43% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 5,34% của 12 tháng năm 2021 so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn mức tăng 12,05% của 12 tháng năm 2022 so với cùng kỳ và thấp hơn mức tăng 8,08% của 12 tháng năm 2020 so với cùng kỳ). Nguyên nhân là do những tháng đầu năm 2023 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế bến, chế tạo chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: Sự phục hồi chậm và khó khăn của các đối tác thương mại lớn; Diễn biến căng thẳng Nga - Ukraina, cũng như giá xăng, dầu biến động liên tục, đã làm lạm phát đạt mức kỷ lục tại nhiều nước; Giá nhiều mặt hàng trên thế giới tiếp tục có xu hướng tăng, gây nhiều áp lực đến giá nguyên, vật liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường nước ngoài có xu hướng giảm; nhà nhập khẩu chậm thanh toán; lượng hàng tồn kho tăng ở một số ngành xuất khẩu là chủ yếu. Các yếu tố trên, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng trưởng chậm hơn mức tăng 12 tháng năm 2022 so với cùng kỳ. Trong đó, tình hình sản xuất một số ngành có tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như sau:
+ Chỉ số sản xuất ngành sản xuất chế biến thực phẩm, giảm 5,61% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do ngành chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, chiếm tỷ trọng trên 39,54% về giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trong ngành chế biến thực phẩm và chiếm tỷ trọng 16,91% trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhưng chỉ số sản xuất giảm 10,76% so với cùng kỳ. Riêng, ngành xay xát và sản xuất bột thô tăng 4,47% so với cùng kỳ; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 3,92% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 7,43% của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Vì vậy, đã làm chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước.
+ Chỉ số sản xuất trang phục tăng 17,75% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 1,22% về giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trong toàn ngành. Nguyên nhân là do hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 178 cơ sở cá thể công nghiệp hoạt động trong ngành này và chiếm tỷ trọng trên 52,08% về giá trị sản xuất theo giá hiện hành trong ngành sản xuất trang phục, từ đầu năm đến nay các cơ sở nhận được nhiều hợp đồng gia công, lắp ráp quần áo cho các doanh nghiệp lớn, nên giá trị sản xuất khu vực cá thể tăng trên 32,49% so với cùng kỳ. Vì vậy, chỉ số sản xuất ngành sản xuất trang phục tăng so với cùng kỳ.
+ Chỉ số sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,36% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 8,6% về giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trong toàn ngành. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp FDI và 01 doanh nghiệp trong nước hoạt động trong ngành này. Trong đó, Công ty TNHH Lạc Tỷ 2 với quy mô trên 10.000 lao động, sản xuất giày thành phẩm, nên tạo ra giá trị sản xuất rất lớn trong ngành này, trong những tháng đầu năm chi phí nhập khẩu nguyên, vật liệu tăng cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ. Mặc dù, từ cuối quý II/2023 đến nay tình hình sản xuất của doanh nghiệp có khả quan hơn, nhưng chỉ số sản xuất 12 tháng năm 2023 của ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng không cao so với cùng kỳ.
+ Chỉ số sản xuất giấy và các sản phẩm tương tự giấy giảm 0,24% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 9,7% về giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trong toàn ngành. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm chi phí nhập khẩu nguyên, vật liệu tăng cao, cũng như giá thành sản phẩm tăng, nên đơn hàng của doanh nghiệp giảm nhẹ so với cùng kỳ. Mặc dù, tình hình nguyên liệu đã đã ổn định trở lại trong những tháng gần đây, nhưng tính chung sản lượng sản xuất 12 tháng năm 2023 không tăng so với cùng kỳ.
- Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 99,83% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng điện sản xuất dự tính được 5.759,34 triệu kwh, tăng 112,95% so với cùng kỳ, tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 13.072,55 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,86% trong ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà không khí. Nguyên nhân là do Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I đã hoạt động ổn định từ tháng 6/2022 đến nay, nên chỉ số sản xuất ngành này tăng đột biến trong những tháng đầu năm, sang quý III/2023 sản lượng sản xuất tăng trưởng chậm lại so với những tháng đầu năm. Nhưng tính chung cả năm 2023 sản lượng sản xuất vẫn tăng rất cao so với cùng kỳ.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,08% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công Ty TNHH Một Thành Viên Cấp Nước Hậu Giang hoạt động ổn định từ đầu năm đến nay, nên đã làm chỉ số sản xuất ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 16,21% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, đã làm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng cao so với cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh ước năm 2023 tăng so với cùng kỳ như: Sản lượng nước mắm sản xuất tăng 169,92%; sản lượng mì, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 15,38%; sản lượng sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 3,92%; nước uống có hương vị hoa quả tăng 3,78%; sản lượng sản xuất giày dép các loại tăng 0,28%. Ở chiều ngược lại, do những tháng đầu năm 2023 các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng thị trường tiêu thụ, cũng như nguồn cung cấp nguyên, vật liệu không ổn định, đã làm sản lượng một số sản phẩm ước cả năm giảm so với cùng kỳ như: Sản lượng sản xuất tôm đông lạnh giảm 22,47%; sản lượng sản xuất bia đóng chai giảm 25,62%, …
Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp năm 2023 trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng, nhưng vẫn có một số ngành nghề phát triển chưa bền vững do bị tác động về thị trường xuất khẩu và một số yếu tố khác như: Điện, giá xăng, dầu biến động khó lường trong những tháng vừa qua. Do vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để triển khai nhiều giải pháp mang tính phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đang đầu tư sớm đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch của doanh nghiệp đã đề ra như: Công ty TNHH Thức ăn Tôm Xanh Minh Phú (sản xuất thức ăn chăn nuôi); Công ty CP Tập đoàn Masan (sản xuất mì ống, bún, gia vị các loại …), Công ty TNHH MTV Sunpro Steel (sản xuất thép) … để giá trị sản xuất công nghiệp phát triển ổn định trong những năm tới.
Tình hình tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 tăng 16,08% so với tháng trước và giảm 36,63% so với cùng kỳ. Tính chung năm 2023 giảm 13,14% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù tình hình suy thoái kinh tế thế giới đến thời điểm hiện tại đã được kiểm soát tốt, nhưng tình hình xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước một số mặt hàng 12 tháng năm 2023 chưa phục hồi so với cùng kỳ năm trước như: Thủy hải sản xay nhỏ hoặc dạng mắm đặc giảm 16,61%; tôm đông lạnh giảm 15,57%; sản xuất bia và mạch nha ủ men bia giảm 32,27%; quần áo bảo hộ lao động giảm 17,10%; quần áo lót cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc giảm 20,10%, … Vì vậy, đã làm chỉ số tiêu thụ toàn ngành giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ước tính tại thời điểm 31/12/2023, chỉ số tồn kho giảm 4,75% so với cùng cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ như: Thủy hải sản xay nhỏ hoặc dạng mắm đặc giảm 71,21%; sản xuất bia và mạch nha ủ men bia giảm 65,70%; giày, dép có đế hoặc mũ bằng da giảm 3,64%, ... Như vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, tình hình tiêu thụ giảm, chỉ số tồn kho giảm nhẹ. Cho thấy các doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi và sản xuất theo đơn hàng đã ký, hạn chế hàng tồn kho tăng ảnh hưởng đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng, các mặt hàng tiêu thụ trong nước (hàng tiêu dùng thiết yếu) đều có chỉ số sản xuất tăng, là do thị trường trong nước hoạt động ổn định và các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Noel và Tết Dương lịch sắp đến.
Tình hình sử dụng lao động: Tính đến thời điểm 01/12/2023, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp tăng 0,12% so với tháng trước và giảm 0,46% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2023 tăng 2,83% so với cùng kỳ. Trong đó, 12 tháng năm 2023 một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng cao hơn mức giảm chung toàn ngành so với cùng kỳ như: Sản xuất trang phục tăng 125,83%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 7,65%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 5,67%,... Vì vậy, chỉ số sử dụng lao động chung của toàn tỉnh trong 12 tháng năm 2023 tăng nhẹ so với cùng kỳ.
7. Hoạt động thương mại, dịch vụ
7.1. Bán lẻ hàng hóa, doanh thu và dịch vụ
Lễ hội “Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang” được tổ chức trên địa bàn tỉnh với quy mô lớn diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023. Sự kiện có sự tham dự của các đại biểu, tổ chức quốc tế đến từ 37 quốc gia và các đại biểu trong nước đến từ 30 tỉnh thành. Lễ hội diễn ra được tổ chức với nhiều chuỗi sự kiện khác nhau và các công trình mang đậm dấu ấn đánh dấu quá trình phát triển và phục vụ người dân tham quan như: Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam, trình diễn cơ giới hóa gieo sạ và mô hình nông nghiệp tuần hoàn rơm, tổ chức hội thi nhà nông trẻ, Famtrip tham quan và cùng nhiều sự kiện song song khác. Do đó, các hoạt động kinh doanh thương mại và các loại hình dịch vụ trong tháng cuối của năm 2023 được dự ước sẽ tăng trưởng đều ở cả lĩnh vực bán lẻ, lưu trú, ăn uống và các hoạt động loại hình dịch vụ tiêu dùng khác (chủ yếu dịch vụ vui chơi giải trí). Trong đó, doanh thu hoạt động lưu trú và ăn uống được đánh giá sẽ có mức tăng trưởng khá cao. Ước tính tháng 12/2023, tổng doanh thu bán lẻ, lưu trú ăn uống và các ngành dịch vụ thực hiện được 4.894,17 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 5,93% và so với cùng kỳ năm trước tăng 18,56%. Cụ thể:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa thực hiện được 3.545,52 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 104,43% và so với cùng kỳ năm trước bằng 116,92%. Các nhóm hàng hóa bán lẻ vẫn kinh doanh ổn định, quy mô giá trị doanh thu được tạo ra từ các cơ sở tiểu thương trên địa bàn ngày một gia tăng qua từng tháng, giúp duy trì tốc độ tăng ổn định so với cùng kỳ. Mặt khác trong tháng diễn ra các sự kiện lễ hội lớn, lượng người tập trung đông nên nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trên địa bàn có phần gia tăng hơn, góp phần làm doanh thu bán lẻ có tốc độ tăng cao hơn đáng kể so với tốc độ của những tháng trước. Các nhóm hàng đóng góp vào mức tăng cao của tổng doanh thu bán lẻ so với cùng kỳ chủ yếu là các nhóm hàng quan trọng và chiếm tỷ trọng cao bao gồm: Nhóm lương thực thực phẩm tăng 10,40%; xăng dầu tăng 41,96%; hàng tiêu dùng trang thiết bị gia đình tăng 19,43%; vàng bạc đá quý và kim loại quý tăng 42,39%, giá vàng trong nước biến động liên tục không ngừng và liên tiếp lập đỉnh giá mới chưa từng có so với cùng kỳ và những năm trước, giá bán vàng SJC miếng được các tổ chức giao dịch ở quanh mức 74 triệu đồng/lượng (cùng kỳ hơn 67 triệu đồng/lượng); nhóm một số loại hàng hóa khác còn lại có mức tăng 16,52%.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống thực hiện được 636,43 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 7,41% và so với cùng kỳ năm trước tăng 32,16%[5]. Lễ hội Festival lúa gạo quốc tế với nhiều chuỗi sự kiện hấp dẫn đã thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, vui chơi giải trí và thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc cùng nhiều hoạt động nghệ thuật hấp dẫn đã góp phần chủ yếu làm tăng giá trị hoạt động ngành lưu trú và ăn uống trên địa bàn.
- Doanh thu các ngành dịch vụ khác (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành) thực hiện được 712,22 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 12,58% và so với cùng kỳ năm trước tăng 16,02%. Hoạt động xổ số kiến thiết trong tháng có sự gia tăng về số kỳ mở thưởng so với tháng trước đã góp phần chủ yếu vào mức tăng trưởng của toàn ngành dịch vụ so với tháng trước, đạt mức 12,58%. Xổ số là ngành chiếm tỷ trọng cao gần 50% trong tổng doanh thu các ngành dịch vụ tiêu dùng và là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng chung.
Ước tính quý IV/2023, tổng doanh thu bán lẻ, lưu trú ăn uống và các ngành dịch vụ tiêu dùng khác thực hiện được 14.048,04 tỷ đồng, so với quý trước có mức tăng nhẹ 0,35% và so với quý cùng kỳ năm trước tăng 20,89%. Tốc độ tăng trưởng chung trong quý IV/2023 của các ngành Thương mại và Dịch vụ tương đối ổn định và có mức tăng nhẹ 0,34% so với quý III/2023, chủ yếu do sự đóng góp của hoạt động bán lẻ tăng 0,29% và lưu trú ăn uống tăng hơn 3%, riêng hoạt động kinh doanh dịch vụ tiêu dùng khác có phần giảm nhẹ tương đương 1,72% so với quý trước nhưng so với cùng kỳ vẫn có mức tăng trưởng cao 12,08% đã góp phần giúp tốc độ tăng chung đạt mức tăng 20,89% so với cùng kỳ. Cụ thể như sau:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa thực hiện được 10.245,43 tỷ đồng, so với quý trước bằng 100,29% và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 120,65%. Tổng doanh thu hoạt động bán lẻ trong quý có mức gia tăng nhẹ so với quý trước, mức tăng này chủ yếu đến từ sự gia tăng doanh thu của nhóm hàng xăng dầu các loại và các sản phẩm vàng, bạc đá quý. So với quý trước xăng dầu tăng ở mức 6,64% và nhóm hàng vàng, bạc tăng hơn 30%, nguyên nhân tăng cao do giá vàng trong nước bị ảnh hưởng theo biến động của giá vàng thế giới giá giao dịch liên tục tăng với tốc độ nhanh trong 3 tháng cuối năm. Các nhóm hàng khác còn lại vẫn duy trì quy mô doanh thu và tốc độ tăng ổn định qua các tháng. Riêng nhóm hàng lương thực, thực phẩm có quy mô doanh thu giảm 7,32% so với quý trước, nguyên nhân do người dân thắt chặt chi tiêu do tình hình thu nhập việc làm không ổn định như trước.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện được 1.821,63 tỷ đồng, so với quý trước tăng ở mức 3% và so với quý cùng kỳ năm trước tăng 33,84%. Tốc độ tăng trưởng tính riêng trong quý IV/2023 của ngành lưu trú và ăn uống có phần chậm lại so với quý trước (quý III/2023 so với quý II/2023) do trong quý diễn ra các sự kiện lễ hội có phần ít hơn, mặc dù quy mô tổ chức có được nâng tầm nhưng tần suất ít nên phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng đạt không cao. Trong đó: Ngành lưu trú, ước tính được 70,52 tỷ đồng, so với quý trước tăng nhẹ 0,50% và so với quý cùng kỳ năm trước tăng 29,77%; ngành ăn uống, ước tính được 1.751,11 tỷ đồng, so với quý trước tăng 3,11% và so với quý cùng kỳ năm trước tăng 34,01%.
- Doanh thu các ngành dịch vụ khác (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành) thực hiện được 1.980,97 tỷ đồng, so với quý trước giảm 1,72% và so với quý cùng kỳ năm trước tăng 12,08%. Trong quý IV/2023, các ngành dịch vụ tiêu dùng khác đã giảm về quy mô và có tốc độ tăng trưởng âm so với quý trước. Nguyên nhân do giá trị doanh thu của hoạt động xổ số kiến thiết trong quý có chiều hướng giảm 8,31% so với quý trước. Còn lại các ngành dịch vụ khác hầu hết đều có tốc độ tăng trưởng dương từ 4 - 10%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp và có mức tăng trưởng không đồng đều nhau giữa các ngành chi tiết nên giá trị chung của toàn ngành có phần giảm nhẹ so với quý trước.
Ước thực hiện cả năm 2023, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước thực hiện được 55.171,03 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 118,89%, so với kế hoạch năm đạt 104,14%. Nhận định giá trị tổng doanh thu thương mại và các ngành dịch vụ trong tháng cuối của năm sẽ vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt nhờ vào động lực tăng trưởng từ hoạt động bán lẻ hàng hóa, tháng cuối năm diễn ra Festival lúa gạo quốc tế có quy mô lớn đã tạo thuận lợi giúp doanh thu các loại hình dịch vụ lưu trú, ăn uống và một số dịch vụ tiêu dùng khác tiếp tục gia tăng doanh thu, góp phần đưa tổng doanh thu thương mại và dịch vụ nói chung đạt ở mức cao. Cụ thể như sau:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa thực hiện được 40.886,18 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 118,61%. Tổng doanh thu bán lẻ từ đầu năm đến nay có giá trị được tạo ra ổn định qua các tháng. Cơ cấu các nhóm hàng không nhiều biến động, mặt hàng thiết yếu chủ lực vẫn duy trì mức tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước và quy mô tăng dần qua từng tháng nếu tính từ những tháng đầu năm. Nhìn chung trong cả năm 2023, giá trị quy mô doanh thu mà các nhóm hàng bán lẻ tạo ra có sự chênh lệch và không đồng đều nhau. Tuy có nhiều nhóm hàng nhưng tốc độ tăng của cả ngành bán lẻ chỉ phụ thuộc chủ yếu vào một ít nhóm hàng chủ lực như: Lương thực, thực phẩm; xăng dầu các loại; đồ dùng thiết bị gia đình. Trong đó, giá trị doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm được tạo ra là nhóm hàng chiếm ưu thế nhất trong tổng doanh thu bán lẻ khi chiếm tỷ trọng tới 43,21% tổng doanh thu và so với cùng kỳ cũng có mức tăng khá cao, tăng 32,94%. Do đó, góp phần giúp tốc độ doanh thu bán lẻ cả năm duy trì được mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu ngành lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện được 6.729,45 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 27,30%[6]. Nhìn chung tăng trưởng năm 2023 của hoạt động lưu trú và ăn uống của các cơ sở trên địa bàn có mức khởi sắc và theo xu hướng tăng cao so với năm 2022. Nguyên nhân do trong năm nhiều sự kiện, lễ hội truyền thống và hiện đại được thường xuyên tổ chức nhằm đánh dấu chào mừng kỷ niệm 20 năm tỉnh Hậu Giang được thành lập và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động lưu trú, mua bán ăn uống của các cơ sở được gia tăng về quy mô và tốc độ doanh thu so với cùng kỳ năm trước thời điểm mới phục hồi sau đại dịch Covid-19. Trong năm cũng đánh dấu sự thành lập của một số khách sạn mới và một số chi nhánh của hệ thống các chuỗi khách sạn lớn ngoài tỉnh đặt trụ sở kinh doanh, giá bán ăn uống cũng có phần tăng hơn so với năm trước do giá lương thực, chi phí gas, … biến động theo chiều hướng tăng giá. Tất cả đã góp phần đáng kể làm tăng giá trị doanh thu chung của ngành ăn uống và lưu trú.
- Doanh thu ngành dịch vụ khác (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành) được 7.555,41 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 13,63%. Nhìn chung, hầu hết các ngành dịch vụ chi tiết trong tổng các ngành dịch vụ tiêu dùng khác (trừ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành) tính từ đầu năm đến nay đều có sự gia tăng về quy mô doanh thu đáng kể. Trong đó, quy mô kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp dần về cuối năm có nhiều khởi sắc nhu cầu tiêu dùng của người dân bất ngờ có tín hiệu tích cực trở lại, nguyên nhân một phần do các sản phẩm có giá bán hạ nhiệt vừa với túi tiền, mặt khác do chính sách thông thoáng cùng chương trình chào bán hỗ trợ phương thức thanh toán linh hoạt của các công ty cũng kích thích nhà đầu tư quay trở lại.
7.2. Tình hình xuất nhập khẩu
Ước thực hiện tháng 12/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp thực hiện được 59.576 nghìn USD, so với tháng trước bằng 59,41% và so với cùng kỳ năm trước bằng 40,95%. Trong đó:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 39.356 nghìn USD, so với tháng trước bằng 47,91% và so với cùng kỳ năm trước bằng 64,44%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 20.220 nghìn USD, so với tháng trước bằng 111,53% và so với cùng kỳ năm trước bằng 23,96%.
Ước thực hiện quý IV/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 279.818 nghìn USD so với quý trước bằng 87,85%, so với kịch bản tăng trưởng của tỉnh bằng 94,23% và cùng kỳ năm trước bằng 64,01%. Trong đó:
- Xuất khẩu thực hiện được 196.285 nghìn USD, so với với quý trước bằng 89,40% và cùng kỳ năm trước bằng 68,43%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 71.862 nghìn USD, so với với quý trước bằng 82,22% và cùng kỳ năm trước bằng 51,02%. Trong quý IV/2023 các doanh nghiệp không nhập khẩu xăng dầu, mặt hàng giấy các loại giảm 20,96%, nguyên liệu thức ăn gia súc giảm 20,49%, hàng hóa khác giảm 69,63%, ... so quý trước.
- Uỷ thác xuất khẩu ước thực hiện 31 nghìn USD, so với quý trước bằng 63,27% và cùng kỳ năm trước không có xuất khẩu ủy thác.
- Dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 11.640 nghìn USD, so với với quý trước bằng 101,04% và cùng kỳ năm trước bằng 123,22%.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chưa cao, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nên tình hình xuất nhập khẩu trong tháng cuối năm sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng …
Để giảm bớt những khó khăn nêu trên cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới; đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các Hiệp định. Các doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hóa để có thể đảm bảo cung ứng cho các đơn hàng vào các tháng cuối năm.
Ước tính cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện được 1.196.407 nghìn USD so với cùng kỳ năm trước bằng 94,39% và so với kế hoạch năm vượt 4,92%. Trong đó:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 789.514 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 97,73% và so với kế hoạch năm vượt 7,12%. Khu vực kinh tế trong nước được 490.012 nghìn USD (chiếm tỷ trọng 62,07%), khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 299.502 nghìn USD (chiếm 37,93%). Cơ cấu các nhóm hàng: Nhóm hàng dệt may da giày, hàng thủy sản vẫn là những mặt hàng chủ lực; tuy nhiên năm nay nhóm hàng hóa khác (mặt hàng mỡ cá không ăn được) có giá trị xuất khẩu tăng vượt trội chiếm 12% tổng giá trị xuất khẩu. Về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất đi được 78 quốc gia và vùng lãnh thổ bằng 114,71% so với cùng kỳ; Hoa kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 200.862 nghìn USD, tăng 31,13% so với cùng kỳ. Tiếp đến là Trung Quốc được 72.966 nghìn USD, giảm 16,99% so với cùng kỳ. Các nước khối EU được 87.224 nghìn USD, giảm 16,95%. Singapo được 66.903 nghìn USD, giảm 10,06%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 363.906 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 87,15% và so với kế hoạch năm vượt 1,01%. Khu vực kinh tế trong nước được 208.924 nghìn USD (chiếm tỷ trọng 57,41%), khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 154.982 nghìn USD (chiếm 42,59%). Cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu vẫn ổn định. Giấy các loại, hóa chất, dầu mỡ động thực vật, nguyên liệu thức ăn gia súc là những nhóm hàng được nhập khẩu nhiều. Tổng thị trường nhập khẩu trong năm 2023 của các doanh nghiệp là hơn 37 quốc gia và vùng lãnh thổ bằng 94,87% so với cùng kỳ, Indonexia là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch với 78.113 nghìn USD, tăng 48,90%. Tiếp đến là Hoa kỳ với kim ngạch 76.560 nghìn USD, giảm 25,45%; Trung Quốc đạt 37.162 nghìn USD, giảm 4,83%.
Tính chung năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp xuất siêu được hơn 425.608 nghìn USD. Trong đó, khu vực các doanh nghiệp trong nước xuất siêu gần 281.088 nghìn USD, khu vực FDI xuất siêu hơn 144.520 nghìn USD.
- Uỷ thác xuất khẩu ước thực hiện được 260 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 31,78% và so với kế hoạch năm đạt 28,54%.
- Dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ước thực hiện được 42.727 nghìn USD so với cùng kỳ năm trước bằng 103,62% và so với kế hoạch năm đạt 101,42%.
7.3. Vận tải hàng hóa và hành khách
Tình hình hoạt động vận tải, kho bãi của các cơ sở trong tháng tiếp tục có đà tăng ổn định 3,37% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước có mức tăng cao 11%. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành chủ yếu do hoạt động vận chuyển hàng hóa ở cả đường bộ và đường thủy, có mức tăng lần lượt 3% và 3,41%, tháng cuối năm do số lượng hàng hóa nhiều nên nhu cầu vận chuyển của người dân cũng như của các doanh nghiệp thuê vận chuyển hàng phân phối đi các tỉnh sẽ tăng. Ngoài ra, hoạt động vận chuyển hành khách nhìn chung so với tháng trước cũng có sự gia tăng về giá trị nhưng có tốc độ không cao bình quân tăng hơn 1% ở cả vận chuyển đường bộ và đường thủy. Vì vậy, ước tính tháng 12/2023, doanh thu vận tải, kho bãi thực hiện được 150,17 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 103,37% và so với cùng kỳ năm trước bằng 111%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 83,42 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 102,28% và so với cùng kỳ năm trước bằng 110,37%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 30,85 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 103,06% và so với cùng kỳ năm trước bằng 100,24%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện được 35,90 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 106,30% và so với cùng kỳ năm trước bằng 124,12%. Quy mô về doanh thu của các loại hình dịch vụ logistic có sự gia tăng đáng kể và có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với những tháng trước. Mức tăng này chủ yếu được đóng góp từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải trên địa bàn các khu công nghiệp.
Ước thực hiện quý IV/2023, tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi được 432,90 tỷ đồng, so với quý trước bằng 99,59% và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 102,24%. Hoạt động vận tải kho bãi tính riêng trong quý IV/2023 có phần sụt giảm nhẹ 0,41% so với quý trước. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị doanh thu của ngành dịch vụ vận tải giảm 8,93%. Các loại hình vận chuyển hành khách, hàng hóa tính chung ở khu vực đường bộ và đường thủy vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng về quy mô so với quý trước nhưng với tốc độ không cao lần lượt ở mức 2,74% và 1,55%. Cụ thể doanh thu từng loại hình như sau:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 244,23 tỷ đồng, so với quý trước bằng 102,74% và so với cùng kỳ năm trước bằng 103,54%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 89,90 tỷ đồng, so với quý trước bằng 101,55% và so với cùng kỳ năm trước bằng 101,94%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện được 98,77 tỷ đồng, so với quý trước bằng 91,07% và so với cùng kỳ năm trước bằng 99,43%.
Ước thực hiện cả năm 2023, tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi được 1.671,02 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 109,02%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 904,75 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 112,81%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 362,74 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 109,88%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải được 403,53 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 100,73%. Sau những tháng đầu năm có giá trị giảm so với cùng kỳ thì trong các quý từ quý III/2023 trở đi các loại hình hoạt động dịch vụ vận tải của các cơ sở có mức tăng trưởng khá cao. Vì vậy, tính chung cả năm 2023 doanh thu ngành dịch vụ vận tải đã có mức tăng trưởng dương trở lại nhưng ở mức không cao chỉ tăng 0,73% so với cùng kỳ.
Nhìn chung cả năm 2023, tình hình hoạt động vận tải và các loại hình dịch vụ kho bãi vẫn giữ được mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, tốc độ tăng giữa các tháng giữ được sự ổn định và quy mô doanh thu tăng lên qua từng tháng. Trong đó, doanh thu vận tải khu vực doanh nghiệp ngày càng giữ vị trí và vai trò quan trọng trong tổng thể hoạt động của toàn ngành vận tải, kho bãi. Tính riêng tổng doanh thu cả năm 2023 của cả khu vực ước được 1.026,7 tỷ đồng, tăng 5,23% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng đến hơn 61% tổng doanh thu chung, cá thể chỉ chiếm gần 39%. Riêng về lĩnh vực dịch vụ vận tải logistic với chủ trương xây dựng Hậu Giang trở thành trung tâm logistic trong tương lai, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm thì hiện nay với nổ lực kêu gọi đầu tư số lượng các doanh nghiệp có quy mô lớn trong lĩnh vực này tham gia hoạt động trên địa bàn được gia tăng thêm ngày càng nhiều hơn so với các năm trước. Tính chung cả năm 2023, tổng doanh thu dịch vụ vận tải của khu vực doanh nghiệp đã có quy mô 385,5 tỷ đồng, hiện đã chiếm tỷ trọng hơn 23% trong tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi. Với sự quan tâm thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Trong những năm tiếp theo, doanh thu hoạt động logistic nói riêng và khu vực dịch vụ vận tải nói chung được dự báo sẽ có đóng góp đáng kể hơn nữa vào sự phát triển kinh tế xã hội chung trên địa bàn.
7.3.1. Vận chuyển, luân chuyển hàng hóa
Ước thực hiện tháng 12/2023, toàn tỉnh vận chuyển được 496,92 nghìn tấn hàng hóa các loại (84.633,92 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 103,13% (103,39%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 113,34% (115,38%). Trong đó:
- Đường bộ thực hiện được 124,50 nghìn tấn (19.585,75 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 103,24% (103,36%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 112,13% (101,59%).
- Đường sông thực hiện được 372,42 nghìn tấn (65.048,17 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 103,09% (103,41%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 113,74% (120,29%).
Ước thực hiện quý IV/2023, toàn tỉnh vận chuyển được 1.452,42 nghìn tấn hàng hóa các loại (248.693,54 nghìn tấn.km) so với quý trước bằng 103,90% (105,92%) và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 113,40% (118,93%). Trong đó:
- Đường bộ thực hiện được 360,36 nghìn tấn (56.569,87 nghìn tấn.km) so với quý trước bằng 106,94% (107,27%) và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 114,35% (103,57%).
- Đường sông thực hiện được 1.092,06 nghìn tấn (192.123,67 nghìn tấn.km) so với quý trước bằng 102,93% (105,53%) và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 113,09% (124,35%).
Ước thực hiện cả năm 2023, toàn tỉnh vận chuyển được 5.795,82 nghìn tấn hàng hóa các loại (954.715,79 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 121,74% (126,10%). Trong đó:
- Đường bộ thực hiện được 1.398,24 nghìn tấn (222.195,77 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 137,17% (129,98%).
- Đường sông thực hiện được 4.397,58 nghìn tấn (732.520,02 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 117,54% (124,96%).
7.3.2. Vận chuyển, luân chuyển hành khách
Ước thực hiện tháng 12/2023, toàn tỉnh thực hiện được 2.473,32 nghìn lượt hành khách (47.956,88 nghìn HK.km), so với tháng trước bằng 101,08% (102,36%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 91,72% (112,51%). Trong đó:
- Đường bộ vận chuyển được 201,91 nghìn lượt hành khách (40.954,83 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 102,72% (102,58%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 110,15% (116,44%).
- Đường sông vận chuyển được 2.271,41 nghìn lượt hành khách (7.002,05 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 100,93% (101,13%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 90,38% (93,92%).
Ước thực hiện quý IV/2023, toàn tỉnh thực hiện được 7.290,81 nghìn lượt hành khách (142.692,80 nghìn HK.km), so với quý trước bằng 103,58% (96,75%) và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 93,02% (110,07%). Chia ra:
- Đường bộ vận chuyển được 596,17 nghìn lượt hành khách (122.028,85 nghìn HK.km), so với quý trước bằng 97,25% (95,51%) và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 110,08% (112,98%).
- Đường sông vận chuyển được 6.694,64 nghìn lượt hành khách (20.663,95 nghìn HK.km), so với quý trước bằng 104,19% (104,78%) và so với quý cùng kỳ năm trước bằng 91,75% (95,55%).
Ước thực hiện cả năm 2023, toàn tỉnh thực hiện được 29.172,81 nghìn lượt hành khách (577.940,13 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 100,93% (109,51%). Chia ra:
- Đường bộ vận chuyển được 2.391,74 nghìn lượt hành khách (496.485,45 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 110,75% (111,34%).
- Đường sông vận chuyển được 26.781,07 nghìn lượt hành khách (81.454,67 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 100,14% (99,54%).
8. Các vấn đề về xã hội
8.1. Dân số, lao động và an sinh xã hội
Dân số trung bình năm 2023 của tỉnh Hậu Giang ước đạt 728.293 người (trong đó, dân số nam chiếm 50,62%), giảm 558 người, tương đương giảm 0,15% so với năm 2022. Phân theo thành thị, nông thôn: Dân số thành thị là 204.661 người, giảm 0,16% so với năm 2022, dân số nông thôn là 523.632 người, giảm 0,16% so với năm 2022.
Công tác giải quyết việc làm luôn được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện, trong năm đã tạo và giải quyết việc làm mới cho 17.670 lao động, đạt 117,8% kế hoạch năm, hỗ trợ đưa 651 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo hợp đồng, đạt 119,01% kế hoạch năm (trong đó có 214 lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc).
Nhìn chung, tình hình đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu đói trên địa bàn. Cụ thể từng đối tượng như sau:
- Đối với người lao động làm công ăn lương vẫn giữ được ổn định so với năm trước, trong năm Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách nâng lương cơ bản cho tất cả các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2023, mức nâng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng (tăng tương đương 20,81%), mặc dù số tiền lương cơ bản tăng không nhiều nhưng phần nào đã cải thiện được cuộc sống, giảm bớt khó khăn cho gia đình và người lao động để ổn định cuộc sống.
- Đối với đời sống người dân nông thôn hoạt động nông nghiệp là chính, nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, điều này cũng đồng nghĩa với việc chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, khí hậu, giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá thức ăn cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giá giống, giá bán của các mặt hàng nông sản, thủy sản,... Vì vậy, chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm và có những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn.
Tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội:
- Trong năm, tỉnh đã hỗ trợ cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng với tổng số tiền là 43.517,80 triệu đồng (trong đó, hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên Đán là 29.830,80 triệu đồng và hỗ trợ nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 là 13.687,00 triệu đồng). Số tiền hỗ trợ tăng 7.436,25 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2022 (tăng tương đương 20,61%); Ngoài ra, tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng 89 căn nhà cho người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng, với tổng số tiền 4.450 triệu đồng.
- Hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại các chương 2,3,4 và 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP với tổng số tiền là 47.958,24 triệu đồng, so với cùng kỳ tăng 25.686,84 triệu đồng (tăng gấp 2,15 lần). Nguyên nhân do năm 2022 ngành Lao động, Thương binh và Xã hội phân nhầm mục hỗ trợ mai táng phí sang mục hỗ trợ tình hình đột biến, bất thường, nổi bật khác phát sinh tại địa phương.
- Hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ chính sách không trùng với các đối tượng tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP năm 2023 với tổng số tiền là 51.309,05 triệu đồng, chủ yếu là hỗ trợ trong dịp lễ Tết Nguyên Đán, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 9.672,24 triệu đồng (tăng khoảng 23,23%). Nguyên nhân do tỉnh thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và vận động xã hội hoá.
- Năm 2023, tỉnh đã cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho cho tất cả các đối tượng được phát miễn phí với tổng số thẻ là 205.259, so với cùng kỳ giảm 5.755 thẻ. Nguyên nhân chủ yếu do giảm trẻ em dưới 6 tuổi và gia đình hộ nghèo.
- Hỗ trợ tình hình đột biến, bất thường, nổi bật khác phát sinh tại địa phương (Hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn,…) năm 2023 với tổng số tiền là 5 triệu đồng (01 trường hợp nhà bị sập do giông lốc), cùng kỳ năm 2022 tỉnh hỗ trợ 242.522,96 triệu đồng chủ yếu do đại dịch Covid-19.
Tình hình trật tự an toàn xã hội ở địa phương:
- Trong năm, Ban Chỉ đạo 138 các cấp đã tổ chức kiểm tra được 218 cuộc với 496 lượt cơ sở, qua kiểm tra cho cam kết, nhắc nhở 72 cơ sở.
- Về công tác quản lý đối tượng: Tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh tại thời điểm báo cáo là 783 người; số người nghiện đang có mặt tại cơ sở cai nghiện là 170 người.
8.2. Giáo dục
Mạng lưới trường học: Toàn ngành có 320 trường từ mầm non đến trung học phổ thông, trong đó mầm non, mẫu giáo có 88 trường (có 05 trường tư thục); tiểu học có 147 trường, (trong đó có 01 Trường Dạy trẻ khuyết tật); trung học cơ sở (THCS) có 62 trường, trong đó có 01 trường Phổ thông DTNT Him Lam và 23 trường trung học phổ thông (THPT), trong đó có 01 trường Phổ thông DTNT tỉnh; giáo dục thường xuyên có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; 07 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố và 75 Trung tâm Học tập cộng đồng.
Quy mô học sinh năm học 2023-2024: Huy động học sinh từ cấp học mầm non đến các cấp học phổ thông là 156.190/158.100, đạt 98,79%, cụ thể như sau:
- Giáo dục Mầm non:
+ Nhà trẻ: 2.905/2.900, đạt tỉ lệ 100,17%.
+ Mẫu giáo: 24.715/24.700, đạt tỉ lệ 100,06%.
- Giáo dục phổ thông:
+ Tiểu học: 62.281/65.500 đạt tỉ lệ 95,09%.
+ THCS: 45.600/45.550, đạt tỉ lệ 100,11%.
+ THPT: 20.689/19.450, đạt tỉ lệ 106,37%.
Đội ngũ nhà giáo: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 9.784 người. Trong đó, có: 777 cán bộ quản lý, 9.007 chuyên viên, giáo viên và nhân viên thuộc các cấp học, 316 thạc sĩ.
8.3. Tình hình văn hóa, thể thao
Trong năm, toàn Ngành tập trung triển khai tổ chức các hoạt động “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Mão 2023”; Tuyên truyền bầu cử Trưởng ấp, khu vực nhiệm kỳ 2023 -2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024),… Phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4 năm 2023; Phối hợp tổ chức thành công Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023. Cụ thể kết quả đạt được như sau:
- Trung tâm Văn hóa tỉnh:
+ Toàn hệ thống Trung tâm Văn hóa tập trung tuyên truyền ý nghĩa các ngày Lễ lớn của đất nước, các nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Mão 2023, kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023), tuyên truyền bầu cử Trưởng ấp, khu vực nhiệm kỳ 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,… Kết quả: In mới và lắp đặt: 31.020,8m2 panô các loại; treo hơn 37.200 cờ các loại, 1.320 băng rol.
+ Đoàn Ca Múa nhạc dân tộc thực hiện tốt chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị như: Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2023; chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ hội giao thừa Quý Mão năm 2023, kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,… và các cuộc họp mặt theo sự chỉ đạo. Đồng thời, tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết tại cơ sở.
+ Đội chiếu phim lưu động: Xây dựng, triển khai kế hoạch và tổ chức chiếu phim tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị theo chỉ đạo và phục vụ nhân dân tại cơ sở. Thực hiện viết 12 tin bài cho trang Fanpage và trang Web của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang.
+ Tham gia: Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ca khúc cách mạng tại tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả: Huy chương bạc (HCB) toàn đoàn, 01 huy chương vàng (HCV) tiết mục “Những trái tim Việt Nam”, 02 HCB tiết mục “Tổ quốc gọi tên mình” và “Người chiến sĩ Miền Tây - Tiểu đoàn 307”; Hội thi Tuyên truyền lưu động “Biển và Hải đảo Việt Nam” tại thành phố Hải Phòng; kết quả: 01 HCB triển lãm ảnh; 01 HCV tiết mục ca cảnh “Trường Sa trong trái tim tôi”; 02 HCB tiết mục gồm: “Trái tim của Biển” và liên khúc “Tình ca Hậu Giang - Hậu Giang khúc hát tự hào”; giao lưu chương trình nghệ thuật nhân Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2023) và đón nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
- Thư viện tỉnh: Tổ chức triển lãm báo Xuân với 400 loại Báo Xuân của các báo Trung ương và ấn phẩm Xuân của các tỉnh, thành phố trong cả nước, 16 ấn phẩm dự thi của các huyện, thị, thành phố và các sở, ban ngành trong tỉnh; triển lãm 1.000 quyển sách chuyên đề về Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách về Biển đảo Việt Nam, sách về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Hậu Giang, sách mới các loại. Hội báo Xuân khai mạc vào ngày 16/01 và phục vụ bạn đọc đến ngày 30/01/2023 tại Thư viện tỉnh Hậu Giang, thu hút 4.050 lượt người xem. Bên cạnh đó, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh các huyện tổ chức phục vụ sách bằng xe Thư viện lưu động đa phương tiện, kết hợp tổ chức các hoạt động, trò chơi, cuộc thi tìm hiểu kiến thức qua sách, báo với hơn 120 phần quà tại 12 điểm trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp.
- Bảo tàng tỉnh: Tổ chức triển lãm ảnh thường xuyên và lưu động 58 cuộc phục vụ các nhiệm vụ chính trị như: “Mừng Đảng quang vinh, Mừng Xuân Quý Mão năm 2023, Hội báo Xuân – Triển lãm ảnh và cuộc thi bình chọn ấn phẩm Xuân Quý Mão năm 2023, Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt nam 03/02/2023,… Thực hiện đăng Video 05 Di tích: Căn cứ Thị xã ủy Vị Thanh; Chùa Phổ Minh, phường 4, TP. Vị Thanh; Trận chiến pháo binh Vịnh Chèo 1974; Địa điểm thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Chiến thắng Chày Đạp để truyền tải nội dung, hình ảnh các di tích trên kênh Youtube nhằm giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến với mọi người. Tiếp 231 đoàn khách tham quan tại các di tích Chiến thắng Chương Thiện tại thành phố Vị Thanh; Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, Đền thờ Bác Hồ; Chiến thắng Tầm Vu; Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ Tiểu đoàn Tây Đô, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Trận chiến pháo binh Vịnh Chèo 1974, ...
Lĩnh vực Thể dục thể thao: Tổ chức thành công Đại hội Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IX – Hậu Giang năm 2023, trong đó có 08 môn tổ chức tại Hậu Giang: Kickboxing, Boxing, Judo, Quần vợt, Kurash, Việt dã, Vovinam và Bóng rổ; các môn còn được tổ chức tại các tỉnh trong Khu vực ĐBSCL. Hậu Giang tham gia 18/27 môn và xếp hạng 3/13 đoàn tham gia; Tham gia 47 giải, đạt 388 huy chương các loại (97 HCV, 105 HCB, 186 HCĐ): Vô địch và vô địch trẻ Judo Đông Nam Á năm 2023 tại; vô địch Vovinam Đông Nam Á năm 2023 tại Campuchia; vô địch Việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” lần thứ 28 năm 2023 tại Bình Phước; Đua thuyền Cup Canoeing toàn quốc năm 2022 tại Hải Phòng; vô địch Kickboxing toàn quốc tại Gia Lai; vô địch các Câu lạc bộ Jujitsu quốc gia tại Bạc Liêu; SEA Games 32 (Có 02 huấn luyện viên và 07 vận động viên được triệu tập vào Đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 32 tại Campuchia. Kết quả đạt: 04 HCB, 02 HCĐ (Cụ thể: 01 HCB đơn nữ môn Bi sắt, 01 HCB nội dung đồng đội môn Vovinam, 01 HCB môn Điền kinh, 01 HCB và 01 HCĐ Ba môn phối hợp, 01 HCĐ môn Kickboxing); ...
8.4. Y tế
Trong tháng, có 29 ca mắc mới bệnh sốt xuất huyết, tăng 08 ca so với tháng trước; cộng dồn là 619 ca, giảm 559 ca so với cùng kỳ; bệnh tay chân miệng có 460 ca, giảm 25 ca so với tháng trước; cộng dồn là 1.803 ca, tăng 1.002 ca so với cùng kỳ; bệnh viêm gan do vi rút trong tháng không có ca mắc mới, cộng dồn là 05 ca, tăng 05 ca so với cùng kỳ; bệnh sởi, bệnh dịch lạ, quai bị chưa ghi nhận ca mắc trên địa bàn.
Chương trình tiêm chủng mở rộng: Số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ trong tháng là 00 trẻ, cộng dồn là 9.564 trẻ, đạt 90,9%; tiêm sởi mũi 2 trong tháng là 38 trẻ, cộng dồn 8.842 trẻ, đạt 79%; tiêm viêm não Nhật Bản (3) trong tháng là 00 trẻ, cộng dồn 8.449 trẻ, đạt 84,2%; tiêm ngừa uốn ván trên thai phụ (VAT2 (+)TP) trong tháng là 00 thai phụ, cộng dồn là 9.232 thai phụ, đạt 87,5%.
Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Số nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng 05 ca, cộng dồn là 92 ca (tăng 36 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 2.033 ca (số đang quản lý 1.083); số bệnh nhân AIDS phát hiện trong tháng 00 ca, cộng dồn là 00 ca (tương đương cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.048 ca; số bệnh nhân tử vong do AIDS trong tháng 01 ca, cộng dồn là 01 ca (tăng 01 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 616 ca. Số người hiện đang điều trị Methadone 63 người, tổng số bệnh nhân quản lý điều trị ARV 1.032 người. Tổng số lượt khám phát thuốc trong tháng là 678 lượt, cộng dồn là 8.478 lượt.
Kết quả thực hiện khám chữa bệnh đến tháng 12/2023: Tổng số lần khám trong tháng là 147.789 lượt, cộng dồn là 1.721.470 lượt, đạt 125,20% kế hoạch, tăng 25,56% so với cùng kỳ. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú trong tháng là 11.791 lượt, cộng dồn là 118.635 lượt, đạt 88,81% kế hoạch, tăng 26,33% so với cùng kỳ. Số ngày điều trị trung bình là 6,08 ngày, giảm 0,32 ngày so với cùng kỳ. Tổng số tai nạn (các loại), ngộ độc, chấn thương là 9.486 trường hợp, tăng 3.807 trường hợp so với cùng kỳ.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Tổng số đoàn kiểm tra, thanh tra trong năm là 723 cuộc. Qua kiểm tra số cơ sở vi phạm là 51, xử phạt 13, nhắc nhở 38 (số tiền xử phạt 43,45 triệu đồng).
8.5. Tình hình thực hiện an toàn giao thông
Trong tháng 12/2023, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông (đường bộ 24 vụ, đường thuỷ 01 vụ), làm chết 14 người (đường bộ 13 người, đường thuỷ 01 người), bị thương 16 người (tập trung ở đường bộ). So với tháng 11/2023, số vụ tăng 10 vụ (đường bộ 09 vụ, đường thuỷ 01 vụ), số người chết tăng 09 người (đường thuỷ 08 người, đường thuỷ 01 người), số người bị thương tăng 03 người (tập trung ở đường bộ). So với cùng kỳ năm 2022, số vụ tăng 17 vụ, số người chết tăng 07 người, số người bị thương tăng 13 người, tập trung ở đường bộ. Nguyên Nhân do đi không đúng phần đường là 01 vụ, không chú ý quan sát là 02 vụ, không giữ khoảng cách an toàn là 01 vụ, đi ngược chiều là 01 vụ, lỗi khác là 02 vụ, chưa rõ 18 vụ (01 vụ tai nạn giao thông đường thủy).
Trong năm 2023 (từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/12/2023), toàn tỉnh xảy ra 189 vụ tai nạn giao thông, làm chết 110 người, bị thương 123 người. So cùng kỳ năm 2022, số vụ tăng 73 vụ, số người chết tăng 01 người, số người bị thương tăng 98 người. Trong đó, tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 03 vụ, chết 02 người, bị thương 02 người; so với cùng kỳ năm 2022, số vụ tăng 01 vụ, số người chết giảm 01 người, số người bị thương tăng 02 người.
8.6. Tình hình môi trường, thiên tai và phòng chống cháy, nổ
Trong năm, đã phát hiện và xử lý 26 vụ vi phạm môi trường, với tổng số tiền xử phạt là 619,75 triệu đồng.
Tình hình thiên tai: Ước tổng giá trị thiệt hại do thiên tai từ đầu năm đến nay là 68.295,14 triệu đồng, tăng 46.042,01 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó:
- Sạt lở: Xảy ra 63 trường hợp sạt lở, chiều dài sạt lở 1.550,50m; diện tích mất đất 9.361,76m2; ước thiệt hại là 5.606 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ sạt lở tăng 45 vụ, số tiền thiệt hại ước tăng 3.536 triệu đồng, diện tích mất đất tăng 6.503,76m2.
- Dông lốc: Xảy ra 52 vụ dông lốc làm sập 25 căn nhà và tốc mái, hư hại 77 căn nhà, ước số tiền thiệt hại là 2.385,78 triệu đồng. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ sửa chữa nhà và 5 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2022, xảy ra 28 vụ giông lốc, làm sập 15 căn nhà, tốc mái hư hại 66 căn nhà, ước thiệt hại 1.954 triệu đồng
- Mưa lớn, lũ, ngập lụt: Do ảnh hưởng của bão số 1 và số 2, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xảy ra mưa lớn kéo dài nhiều ngày liên tục, kèm theo gió mạnh đã gây ngập úng cục bộ và đổ ngã trên một số loại cây trồng, ước thiệt hại như sau: Cây lúa thiệt hại 5.207,44 ha, cây ăn trái thiệt hại 4,5 ha, cây hoa màu thiệt hại 13,52 ha, ước số tiền thiệt hại 60.303,36 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2022, xảy ra 02 vụ mưa lớn, ngập lụt làm thiệt hại 1.720,50 ha lúa và 627,58 ha hoa màu, gia sút bị chết cuốn trôi 28 con, ước thiệt hại 18.299,13 triệu đồng, UBND tỉnh đã hỗ trợ 1.955,00 triệu đồng.
Về công tác phòng, chống cháy, nổ luôn được các ngành chức năng quan tâm thực hiện, định kỳ có kiểm tra, hướng dẫn người dân, các cơ sở kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 03 vụ cháy, làm 01 người bị thương, ước tổng tài sản thiệt hại khoảng 16.440,48 triệu đồng.
[1] Nguyên nhân ước vốn đầu tư thực hiện tăng so với cùng kỳ là do các đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024). Kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 được phân bổ tăng 14,38% (23.204,74/20.286,62 tỷ đồng) so với năm 2022. Chủ đầu tư tập trung hoàn thành các thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán, tiến độ chuẩn bị các thủ tục đầu tư và tiến độ thực hiện các công trình được đảm bảo thời gian. Các chủ đầu tư chủ động trình cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển nguồn vốn từ các dự án chưa có khối lượng giải ngân sang các dự án có nhu cầu bổ sung vốn trong năm 2023. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời các khó khăn vướng mắc và đảm bảo đúng tiến độ, sớm đưa các công trình hoàn thành vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh.
[2] Nguyên nhân giá trị sản xuất ngành xây dựng ước thực hiện cả năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước là do hiện nay những dự án khởi công mới được khẩn trương triển khai thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu; các cơ quan có thẩm quyền kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, góp phần làm giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ năm trước.
[3] Nguyên nhân tổng đàn heo trên địa bàn tăng là do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ đã tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại. Ngành chức năng của tỉnh luôn chỉ đạo chặt chẽ việc tái đàn heo đúng theo thời điểm để phù hợp với tình hình thực tế địa phương cũng như rà soát, xác định những cơ sở chăn nuôi lớn đảm bảo thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi. Từ đó tổng đàn từng bước được khôi phục góp phần tăng về số lượng và chất lượng.
[4] Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do địa phương vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa vụ thu đông gieo trồng kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, phát triển thêm khoảng 2.000 ha so với chỉ tiêu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao năm 2023, nâng tổng chỉ tiêu phát triển diện tích nuôi thủy sản năm 2023 lên 11.100 ha. Qua đó, người dân hiểu và đồng tình ủng hộ hưởng ứng tích cực thực hiện vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, nhằm đem lại thêm thu nhập cho người dân.
[5] Chia ra: Ngành lưu trú ước được 24,42 tỷ đồng, so tháng trước tăng 4,05% và so với cùng kỳ tăng 39,78%, giá trị tăng chủ yếu nhờ vào mức tăng doanh thu của các khách sạn trên địa bàn khi đón lượng khách lớn đến nghỉ ngơi và tham quan trong thời gian diễn ra lễ hội; ngành ăn uống ước được 612,01 tỷ đồng, so tháng trước tăng 7,55% và so cùng kỳ năm trước tăng 31,87%.
[6] Chia ra: Ngành lưu trú ước tính được 253,57 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 40,66%; Ngành ăn uống ước tính được 6.475,88 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 26,83%.
Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang