Thứ hai, 00/00/2023
°

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2023 của tỉnh Quảng Trị

Ngày 29/11/2023 - 16:56:00 | 228 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Tháng 11/2023, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Trong tháng, một số ngành kinh tế gặp khó khăn; ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, thuỷ sản nuôi trồng sản lượng giảm do tôm nuôi bị dịch bệnh và chết, ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ…bị ảnh hưởng của thời tiết xấu. Đời sống dân cư ổn định do kinh tế tiếp tục tăng trưởng, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện…

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung làm đất, chuẩn bị gieo trồng lúa vụ Đông Xuân; gieo trồng rau màu vụ Thu Đông và thu hoạch sắn. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm; tuy nhiên, hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh trở lại và lây lan gây khó khăn cho ngành chăn nuôi. Sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng đạt kết quả khá; khai thác gỗ gặp khó khăn  do xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa có dấu hiệu khởi sắc. Sản xuất thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do tôm nuôi bị dịch bệnh và chết đã ảnh hưởng đến sản lượng thuỷ sản chung.

1.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

* Tiến độ sản xuất cây hàng năm đến ngày 15/11/2023

Tính đến 15/11/2023, toàn tỉnh gieo cấy được 50.222,9 ha lúa, giảm 0,47% so với cùng kỳ năm trước (lúa Đông Xuân 26.162 ha, tăng 0,43%; lúa Hè Thu 22.547,6 ha, giảm 1,10%; lúa Mùa 1.513,2 ha, giảm 5,95%); cây ngô gieo trồng 4.213,1 ha, giảm 6,49%; khoai lang 1.334,2 ha, giảm 7,13%; sắn 12.891 ha, tăng 0,87%; lạc 3.111,1 ha, giảm 0,99%; rau các loại 5.452,1 ha, tăng 0,65%; đậu các loại 1.555,9 ha, giảm 3,05%; cây ớt cay 418,3 ha, giảm 5,99%...Diện tích cây lúa giảm do vụ Hè Thu nắng nóng kéo dài các địa phương chuyển đổi một số diện tích gieo trồng lúa sang các loại cây trồng cạn, lúa Mùa giảm do sản xuất kém hiệu quả; diện tích ngô, lạc, đậu các loại, ớt cay giảm do vụ Hè Thu thời tiết nắng nóng kéo dài không gieo trồng được; diện tích cây khoai lang giảm mạnh do sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây khác…

Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu 

 

Ước đến

 15/11/2023

 (Ha)

Ước đến 

15/11/2023 so với

cùng kỳ năm trước (%)

- Lúa

50.222,9

99,53

+ Đông Xuân

26.162,0

100,43

+ Hè Thu

22.547,6

98,90

+ Mùa

1.513,2

94,05

- Ngô

4.213,1

93,51

- Khoai lang

1.334,2

92,87

- Sắn

12.891,0

100,87

- Lạc

3.111,1

99,01

- Rau các loại

5.452,1

100,65

- Đậu các loại

1.555,9

96,95

- Cây ớt cay

418,3

94,02

* Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm 11 tháng năm 2023

Sản xuất cây hàng năm 11 tháng năm 2023, thời tiết khá thuận lợi; bên cạnh đó, nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất (bố trí khung thời vụ hợp lý; tập trung sử dụng bộ giống lúa ngắn ngày và cực ngắn như: HN6, Bắc thơm 7, Thiên ưu 8, Khang Dân 18, HC95… ); sự phối hợp chặt chẽ, sự vào cuộc của các địa phương trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất; người dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; tình hình dịch bệnh trên cây trồng xảy ra cục bộ một số vùng nhưng đã được phòng trừ kịp thời; nguồn nước tưới đảm bảo…các loại cây hàng năm sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm cả vụ Đông Xuân và Hè Thu đều được mùa.

Về năng suất: Mười Một tháng năm 2023, năng suất hầu hết các loại cây hàng năm đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa ước tính đạt 58 tạ/ha, tăng 11,3 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (lúa Đông Xuân 61,4 tạ/ha, tăng 20,3 tạ/ha; lúa Hè Thu 57,2 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha; lúa Mùa 11,3 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha); cây ngô năng suất 34,7 tạ/ha, tăng 4,6 tạ/ha; cây khoai lang năng suất 80,5 tạ/ha, tăng 18,8 tạ/ha; cây sắn năng suất 161,9 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha; cây lạc năng suất 22,6 tạ/ha, tăng 4,9 tạ/ha; rau các loại năng suất 106,1 tạ/ha, tăng 12,8 tạ/ha; đậu các loại năng suất 11,5 tạ/ha, tăng 2,2 tạ/ha; cây ớt cay năng suất  53,2 tạ/ha, tăng 13,9 tạ/ha…

Về sản lượng: Do năng suất tăng mạnh nên sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm đều tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 305.906,9 tấn, tăng 22,80% (+56.788,7 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó: sản lượng lúa 291.308,4 tấn, tăng 23,64% (+55.707,7 tấn); sản lượng ngô 14.598,5 tấn, tăng 8% (+1.081 tấn). Sản lượng khoai lang 10.736,3 tấn, tăng 21,18% (+1.876,8 tấn); sản lượng sắn 208.742,3 tấn, tăng 1,83% (+3.752,1 tấn); sản lượng lạc 7.039,5 tấn, tăng 26,41% (+1.470,5 tấn); sản lượng rau các loại 57.871,4 tấn, tăng 14,43% (+7.296,6 tấn); sản lượng đậu các loại 1.796 tấn, tăng 19,88% (+297,8 tấn); sản lượng ớt cay 2.226,6 tấn, tăng 27,11% (+474,9 tấn)…

b. Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trong tháng gặp khó khăn do giá sản phẩm chăn nuôi vẫn ở mức thấp; trong khí đó giá con giống, thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào đang ở mức cao; dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh trở lại, các ngành chức năng đang triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch lây lan.

Ước tính đến 30/11/2023, đàn trâu có 21.058 con, tăng 0,06% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 60.500 con, tăng 4,94%; đàn lợn thịt có 200.900 con, tăng 5,48%; đàn gia cầm có 3.910 nghìn con, tăng 1,37%; trong đó: đàn gà 3.280 nghìn con, tăng 4,96%...Đàn trâu bò ổn định, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng đàn, nuôi nhốt, vỗ béo. Đàn lợn có xu hướng chững lại do dịch tả lợn Châu Phi đã quay trở lại. Đàn gia cầm tiếp tục phát triển; các trang trại, gia trại mở rộng quy mô. Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi quay trở lại ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi; giá con giống, thức ăn chăn nuôi ở mức cao, đẩy giá thành chăn nuôi lên cao; công tác tái đàn, mở rộng quy mô gặp khó khăn.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 11/2023 ước tính đạt 4.683 tấn, giảm 1,96% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 80 tấn, tăng 15,94%; thịt bò 240 tấn, tăng 7,43%; thịt lợn 2.813 tấn, giảm 10,13%; thịt gia cầm 1.550 tấn, tăng 14,48%. Sản lượng trứng gia cầm 4.420 nghìn quả, tăng 7,02%. Sản lượng thịt gia cầm trong tháng tăng mạnh do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thịt gia cầm trong điều kiện dịch tả lợn Châu phi đang quay trở lại và lây lan nhanh.

Tính chung 11 tháng năm 2023, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 54.102 tấn, tăng 7,56% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 782 tấn, tăng 7,24%; thịt bò 2.792 tấn, tăng 3,25%; thịt lợn 33.787 tấn, tăng 7,77%; thịt gia cầm 16.741 tấn, tăng 7,90%. Sản lượng trứng gia cầm 48.524,9 nghìn quả, tăng 4,72%.

Sản phẩm chăn nuôi 

 

Ước

tháng 11/2023

 

Ước

11 tháng năm 2023

 

So với cùng kỳ năm 2022 (%)

Tháng 11/2023

11 tháng năm 2023

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)

4.683,0

54.102,0

98,04

107,56

- Thịt trâu

80,0

782,0

115,94

107,24

- Thịt bò

240,0

2.792,0

107,43

103,25

- Thịt lợn

2.813,0

33.787,0

89,87

107,77

- Thịt gia cầm

1.550,0

16.741,0

114,48

107,90

Sản lượng trứng gia cầm (Nghìn quả)

4.420,0

48.524,9

107,02

104,72

Tình hình dịch bệnh: Tính đến ngày 16/11/2023, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 141 hộ, 42 thôn, 18 xã, thị trấn của 3 huyện Triệu Phong (16 xã, thị trấn), Đakrông (1 xã) và thị xã Quảng Trị (1 xã) với tổng số 659 con (124 lợn nái, 297 lợn thịt và 238 lợn sữa) bị bệnh, chết buộc chôn hủy, trọng lượng tiêu hủy 30.050 kg (lợn nái 18.337 kg, lợn thịt 10.607kg, lợn sữa 1.106 kg). Ngoài ra, còn có 18 con trâu ở huyện vĩnh Linh bị bệnh Lở mồm long móng.  

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y và chính quyền các địa phương đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại các ổ dịch để chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch.

1.2. Lâm  nghiệp

Trong tháng, thời tiết mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng và khai thác lâm sản. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ gặp khó khăn nên khai thác gỗ chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 11/2023 ước tính đạt 1.974,6 ha, tăng 41,05% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 147 nghìn cây, gaimr 53,33%; sản lượng gỗ khai thác 20.300 m3, tăng 11,54%; sản lượng củi khai thác 14.560 ster, tăng 3,37%. Tính chung 11 tháng năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 10.866,4 ha, tăng 9,60% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 2.937 nghìn cây, tăng 7,78%; sản lượng gỗ khai thác 943.626 m3, giảm 13,36%; sản lượng củi khai thác 182.425 ster, tăng 3,17%.

Tình hình cháy rừng và vi phạm lâm luật: Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 09 vụ cháy rừng; diện tích rừng bị cháy 23,89 ha. Tháng 11/2023, đã phát hiện 08 vụ vi phạm lâm luật, xử lý vi phạm hành chính 05 vụ, phạt tiền 6,75 triệu đồng, tịch thu 8,271 m3 gỗ quy tròn các loại. Tính chung 11 tháng năm 2023, phát hiện 102 vụ vi phạm lâm luật, xử lý vi phạm 78 vụ, phạt tiền 1.057 triệu đồng, tịch thu 80,37 m3 gỗ quy tròn các loại.

Trồng rừng và khai thác lâm sản 

 

Ước  tháng 11/2023

 

Ước 11 tháng năm 2023

 

So với cùng kỳ năm 2022 (%)

Tháng 11/2023

11 tháng năm 2023

1. Trồng rừng tập trung (Ha)

1.974,6

10.866,4

141,05

109,60

2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)

147,0

2.937,0

46,67

107,78

3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)

20.300,0

943.626,0

111,54

86,64

4. Sản lượng củi khai thác (Ster)

14.560,0

182.425,0

103,37

103,17

1.3. Thủy sản

Tháng 11/2023, tranh thủ thời tiết thuận lợi bà con ngư dân tích cực vươn khơi bám biển. Công tác tuyên truyền chống khai thác IUU được tăng cường. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do tôm nuôi bị dịch bệnh và chết...

 Sản lượng thủy sản tháng 11/2023 ước tính đạt 2.284,5 tấn, giảm 10,39% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 1.216,5 tấn, tăng 2,92%; tôm 228 tấn, giảm 56,09%; thủy sản khác 840 tấn, giảm 0,94%. Tính chung 11 tháng năm 2023, sản lượng thủy sản ước tính đạt 33.391,5 tấn, giảm 0,57% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 22.858,5 tấn, giảm 7,34%; tôm 3.495 tấn, giảm 23,23%; thủy sản khác 7.038 tấn, tăng 61,31%. Cụ thể như sau:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 11/2023 ước tính đạt 539,5 tấn, giảm 27,76% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 220,5 tấn, tăng 0,23%; tôm 219 tấn, giảm 56,96%. Tính chung 11 tháng năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 7.101,5 tấn, giảm 8,36% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 3.458,5 tấn, tăng 5,19%; tôm 3.344 tấn, giảm 23,32%. Sản lượng tôm nuôi 11 tháng năm 2023 giảm mạnh do môi trường nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh Hoại tử gan tuỵ cấp tính và thời tiết nắng nóng bất thường làm tôm chết đã ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 11/2023 ước tính đạt 1.745 tấn, giảm 3,19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 996 tấn, tăng 3,53%; thủy sản khác 740 tấn, giảm 10,84%. Tính chung 11 tháng năm 2023, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 26.290 tấn, tăng 1,76% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 19.400 tấn, giảm 9,26%; thủy sản khác 6.739 tấn, tăng 58,08%. Sản lượng khai thác cá và tôm giảm mạnh do nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt, mất mùa…

Sản lượng thủy sản 

 

Ước tháng 11/2023

(Tấn)

Ước 11 tháng năm 2023

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2022 (%)

Tháng 11/2023

11 tháng năm 2023

Tổng sản lượng thủy sản

2.284,5

33.391,5

89,61

99,43

1. Chia theo loại thủy sản

 

 

 

 

- Cá

1.216,5

22.858,5

102,92

92,66

- Tôm

228,0

3.495,0

43,91

76,33

- Thủy sản khác

840,0

7.038,0

99,06

161,31

2. Chia theo nuôi trồng, khai thác

 

 

 

 

- Nuôi trồng

539,5

7.101,5

72,24

91,64

- Khai thác

1.745,0

26.290,0

96,81

101,76

Dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản: Trong tháng tôm nuôi bị chết 10 ha tại huyện Vĩnh Linh. Tính chung, từ đầu năm đến nay, tôm bị bệnh và chết đã xảy ra tại địa bàn 7 xã, phường của 04 huyện, thành phố (Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh, TP. Đông Hà) với tổng diện tích  383,76 ha. Trong đó, diện tích bị bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính 38,19 ha; ngành Nông nghiệp đã cấp cho các địa phương số hóa chất 17.247 kg Chlorine từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ dập dịch góp phần ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

2. Sản xuất công nghiệp 

Sản xuất công nghiệp tháng 11/2023, tăng trưởng khá so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất và phân phối điện có các dự án điện gió mới đi vào vận hành thương mại làm tăng năng lực sản xuất; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có dấu hiệu tích cực nhờ các giải pháp tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp về vốn, giảm thuế…Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2023 ước tính tăng 3,24% so với tháng trước và tăng 11,30% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,44% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2022 tăng 17,19%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2023 ước tính tăng 3,24% so với tháng trước và tăng 11,30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 2,70% và tăng 7,64%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,01% và tăng 9,13%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,08% và tăng 15,85%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,34% và tăng 11,40%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng khá cao so với tháng trước do có thêm dự án điện gió đi vào vận hành thương mại; ngành khai khoáng tăng so với tháng trước do khai thác đá, cát, sỏi phục vụ các công trình xây dựng được đẩy nhanh tiến độ vào cuối năm;  ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm do trong tháng thời tiết mưa nhiều.

Tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 9,44% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 0,63%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,73%; sản xuất và phân phối điện tăng 21,61%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,74%. Ngành   sản xuất và phân phối điện tăng cao do các dự án điện gió, điện mặt trời hoạt động  với công suất tốt hơn năm trước và có thêm 03 dự án điện gió mới đi vào vận hành thương mại làm tăng năng lực sản xuất; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng khá do trong năm đã nâng cấp nhà máy nước có công suất từ 15.000m3/ngày đêm lên 28.500m3/ngày đêm hoàn thành đưa vào khai thác; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng thấp do khó khăn về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, dệt may, sản phẩm từ cao su…

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất đồ uống tăng 31,98%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 23,04%; sản xuất và phân phối điện tăng 21,61%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 20,36%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 19,59%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 19,07%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,48%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 5,50%; khai khoáng khác giảm 7,75%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 8,98%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 11,02%; dệt giảm 24,05%. Các ngành có chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2023 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do năm nay tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, số đơn hàng xuất khẩu giảm…Riêng khai khoáng khác giảm do nguồn khoáng sản ngày càng hạn chế, công tác quản lý ngày càng chặt chẽ hơn.

Một số sản phẩm chủ yếu trong 11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: bia lon tăng 119,31%; gạch khối bằng xi măng, bê tông tăng 77,07%; điện sản xuất tăng 25,79%...Một số sản phẩm tăng thấp: điện thương phẩm tăng 8,06%; nước máy tăng 7,96%; comple, quần áo tăng 7,71%; tinh bột sắn tăng 1,97%...Một số sản phẩm giảm: phân hóa học giảm 2,44%; dầu nhựa thông giảm 2,93%; dăm gỗ giảm 3,02%; nước hoa quả, tăng lực giảm 4,15%; thủy hải sản chế biến giảm 4,30%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp giảm 5,96%; đá xây dựng giảm 7,45%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 9,60%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 11,85%; xi măng giảm 12,50%; tấm lợp pro xi măng giảm 13,70%; ván ép giảm 20,11%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 32,88%...Các sản phẩm giảm mạnh là do khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm, khả năng cạnh tranh thấp; đơn hàng xuất khẩu giảm do kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu thị trường thế giới giảm…

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 11/2023 giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước do một số doanh nghiệp số đơn hàng giảm, giá nguyên vật liệu tăng làm tăng áp lực lên giá thành sản xuất, hàng hoá tiêu thụ chậm, thiếu nguyên liệu sản xuất…lao động phải nghỉ việc, giãn việc. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2023 giảm 0,57% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 5,44% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 3,24%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,61%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,31%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,40%. Theo thành phần kinh tế, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,24%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 4,77%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 11,55%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 

     

Tháng 11/2023 so với tháng 10/2023

(%)

Tháng 11/2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

Toàn ngành công nghiệp

103,24

111,30

109,44

- Khai khoáng

102,70

107,64

100,63

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

100,01

109,13

104,73

- Sản xuất và phân phối điện

110,08

115,85

121,61

- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

95,66

111,40

106,74

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Năm 2023, kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. Doanh nghiệp tại Quảng Trị gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất ngân hàng ở mức cao; giá nguyên liệu đầu vào tăng, phí vận tải tăng làm tăng áp lực lên giá thành sản xuất; số đơn hàng xuất khẩu, tiêu thụ trong nước giảm phải ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng…đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển doanh nghiệp. Từ đầu năm đến 15/11/2023, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm 4,40% (-26 DN), số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng 26,11% (+76 DN) so với cùng kỳ năm trước.

Từ đầu năm đến 15/11/2023, toàn tỉnh có 435 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 1,58% (-07 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 5.556,70 tỷ đồng, tăng 34,88%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp 12,77 tỷ đồng, tăng 37,05%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 287 doanh nghiệp, tăng 20,59% (+49 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp giải thể là 80 doanh nghiệp, tăng 50,94% (+27 DN); số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 130 doanh nghiệp, giảm 12,75% (-19 DN).

Trong số DN thành lập mới từ đầu năm đến 15/11/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 20 doanh nghiệp, chiếm 4,60% và tăng 33,33% (+05 DN) so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng có 157 DN, chiếm 36,09% và tăng 11,35% (+16 DN); khu vực dịch vụ có 258 DN, chiếm 59,31% và giảm 9,79% (-28 DN).

4. Đầu tư  

Những tháng cuối năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình/dự án nhằm đạt cao nhất tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công; tuy nhiên, do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài, nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất gặp khó khăn nên kết quả thực hiện không như kỳ vọng. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 11/2023 tăng 9,36% so với tháng trước, nhưng lại giảm 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính chỉ đạt 67,04% kế hoạch năm 2023 và giảm 4,38% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 11/2023 ước tính đạt 337,40 tỷ đồng, tăng 9,36% so với tháng trước và giảm 3,32% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 233,52 tỷ đồng, tăng 12,90% và giảm 9,42%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 97,75 tỷ đồng, tăng 1,69% và tăng 22,37%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 6,13 tỷ đồng, tăng 10,23% và giảm 45,71%. Tính chung 11 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 2.761,63 tỷ đồng, bằng 67,04% kế hoạch năm 2023 và giảm 4,38% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.993,53 tỷ đồng, bằng 66,45% kế hoạch và giảm 10,25%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 705,16 tỷ đồng, bằng 69,03% kế hoạch và tăng 16,67%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 62,94 tỷ đồng, bằng 64,35% kế hoạch và tăng 0,73%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 11 tháng năm 2023 đạt thấp so với kế hoạch do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư; vốn đầu tư từ nguồn quỹ sử dụng đất đạt thấp do thị trường bất động sản trầm lắng; vốn đầu tư từ nguồn vốn ODA thủ tục phức tạp do phải tuân thủ theo yêu cầu của nhà tài trợ; nhà thầu thi công năng lực hạn chế…

Tiến độ giải ngân vốn: Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh đến 15/11/2023: Nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý năm 2023 đã giải ngân 1.791,9 tỷ đồng, đạt 57,03% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2023.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 

 

Ước tính tháng 11/2023

(Tỷ đồng)

Ước tính 11 tháng năm 2023

(Tỷ đồng)

Tháng 11/2023 so với cùng kỳ năm trước

(%)

11 tháng

năm 2023 so với kế hoạch năm 2023 (%)

11 tháng

năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng số

337,40

2.761,63

96,68

67,04

95,62

- Vốn ngân sách cấp tỉnh

233,52

1.993,53

90,58

66,45

89,75

- Vốn ngân sách cấp huyện

97,75

705,16

122,37

69,03

116,67

- Vốn ngân sách cấp xã

6,13

62,94

54,29

64,35

100,73

5. Thương mại và dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tháng 11/2023, thị trường bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng kém sôi động hơn so với tháng trước chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết mưa lớn, kéo dài. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2023 giảm 0,65% so với tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá 9,53% do kinh tế tiếp tục phục hồi, cầu tiêu dùng tăng; trong tháng có các hoạt động lễ hội, nhiều chương trình khuyến mãi diễn ra. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,82% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,98% (11 tháng năm 2022 tăng 11,39%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2023 ước tính đạt 2.423,66 tỷ đồng, giảm 0,65% so với tháng trước và tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 1.916,51 tỷ đồng, giảm 1,58% và tăng 8,50%; doanh thu lưu trú và ăn uống 385,54 tỷ đồng, tăng 3,18% và tăng 21,59%; doanh thu dịch vụ lữ hành không phát sinh; doanh thu dịch vụ khác 121,61 tỷ đồng, tăng 2,57% và giảm 5,97%.

Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 28.013,49 tỷ đồng, tăng 14,82% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động cụ thể như sau:

Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 22.359,93 tỷ đồng, chiếm 79,82% tổng mức và tăng 13,87% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: ô tô các loại tăng 35,32%; phương tiện đi lại (trừ ô tô các loại) tăng 29,69%; hàng may mặc tăng 18,60%; lương thực, thực phẩm tăng 15,13%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 12,17%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 4.249,24 tỷ đồng, chiếm 15,17% tổng mức và tăng 26,65% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu dịch vụ lưu trú 243,79 tỷ đồng, tăng 96,53%; doanh thu dịch vụ ăn uống 4.005,45 tỷ đồng, tăng 23,97%.

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 3,63 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và tăng 38,47% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 1.400,69 tỷ đồng, chiếm 5% tổng mức và giảm 0,28% so với cùng kỳ năm trước.

*  Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Số lượt khách lưu trú tháng 11/2023 ước tính đạt 64.589 lượt, tăng 2,57% so với tháng trước và tăng 24,58% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 65.534 ngày khách, tăng 1,65% và tăng 118,94%. Tính chung 11 tháng năm 2023, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 748.413 lượt, tăng 73,11% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 857.661 ngày khách, tăng 178,14%.

Số lượt khách du lịch theo tour tháng 11/2023 không phát sinh. Tính chung 11 tháng năm 2023, số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 1.064 lượt, tăng 26,67% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 1.693 ngày khách, tăng 6,81%.

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 

 

Ước tháng 11/2023

( Tỷ đồng)

Ước 11 tháng

năm 2023

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng mức

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tháng 11/2023

11 tháng năm 2023

Tổng số

2.423,66

28.013,49

100,00

109,53

114,82

- Bán lẻ hàng hóa

1.916,51

22.359,93

79,82

108,50

113,87

- Lưu trú và ăn uống

385,54

4.249,24

15,17

121,59

126,65

- Du lịch lữ hành

-

3,63

0,01

-

138,47

- Dịch vụ khác

121,61

1.400,69

5,00

94,03

99,72

5.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Tháng 11/2023, hoạt động kinh doanh vận tải tương đối ổn định; thời tiết mưa lớn kéo dài có ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hành khách. Vận chuyển hành khách giảm 0,24% so với tháng trước, luân chuyển hành khách giảm 0,16%; vận chuyển hàng hoá tăng 0,33%, luân chuyển hàng hoá tăng 0,25%. Tính chung 11 tháng năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 7,79% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 7,87%, vận chuyển hàng hoá tăng 8,58%, luân chuyển hàng hoá tăng 8,59% (11 tháng năm 2022 tương ứng là +8,95%, +7,50%, +6,16%, +5,33%).

Doanh thu vận tải tháng 11/2023 ước tính đạt 179,64 tỷ đồng, tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 10,14% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 25,26 tỷ đồng, giảm 0,50% và tăng 11,43%; doanh thu vận tải hàng hóa 127,08 tỷ đồng, tăng 0,21% và tăng 10,30%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 27,30 tỷ đồng, tăng 0,31% và tăng 8,28%. Tính chung 11 tháng năm 2023, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.964,75 tỷ đồng, tăng 10,11% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 295,48 tỷ đồng, tăng 9,65%; doanh thu vận tải hàng hóa 1.362,65 tỷ đồng, tăng 10,49%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 306,62 tỷ đồng, tăng 8,84%.

 Số lượt hành khách vận chuyển tháng 11/2023 ước tính đạt 607,49 nghìn HK, giảm 0,24% so với tháng trước và tăng 8,73% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 51.148,67 nghìn HK.km, giảm 0,16% và tăng 8,07%. Tính chung 11 tháng năm 2023, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 7.037,33 nghìn HK, tăng 7,79% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 602.062,42 nghìn HK.km, tăng 7,87%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 11/2023 ước tính đạt 1.015,71 nghìn tấn, tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 8,99% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 76.718,50 nghìn tấn.km, tăng 0,25% và tăng 9,60%. Tính chung 11 tháng năm 2023, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 11.763,76 nghìn tấn, tăng 8,58% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 850.006,46 nghìn tấn.km, tăng 8,59%.

Vận tải hành khách và hàng hóa 

 

 

Ước tháng 11/2023

 

Ước 11 tháng năm 2023

 

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 11/2023

11 tháng  năm 2023

1. Vận tải hành khách

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn HK)

607,49

7.037,33

108,73

107,79

- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)

51.148,67

602.062,42

108,07

107,87

2. Vận tải hàng hóa

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn tấn)

1.015,71

11.763,76

108,99

108,58

- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)

76.718,50

850.006,46

109,60

108,59

6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Tháng 11/2023, giá lương thực tăng do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế… là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2023 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 3,23% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,08% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 3,46% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2022 tăng 3,86%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2023 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 3,23% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 0,36% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2023 so với tháng trước, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là: thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,25%;   giao thông tăng 0,30%: hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,24%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,17%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%. Có 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có giá giảm là: bưu chính viễn thông giảm 0,01%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,08% (lương thực tăng 4,30%, thực phẩm giảm 0,91%, ăn uống ngoài gia đình giá ổn định); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,59%. Nhóm giáo dục, văn hóa, giải trí và du lịch giá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 3,46% so với  cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng tháng 11/2023 tăng 1,35% so với tháng trước, tăng 4,99% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,63% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 1,46% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2022 tăng 17,41%).

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2023 tăng 0,04% so với tháng trước, tăng 1,65% so với tháng 12 năm trước và giảm 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2022 tăng 1,69%).

Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ 

 

Tháng 11 năm 2023 so với

BQ 11 tháng  năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 11/2022

(%)

Tháng 12/2022

(%)

Tháng 10/2023

(%)

1. Chỉ số giá tiêu dùng

103,08

103,23

100,36

103,46

2. Chỉ số giá vàng

104,63

104,99

101,35

101,46

3. Chỉ số giá đô la Mỹ

98,86

101,65

100,04

102,14

7. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt thấp so với dự toán và giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách nhà nước đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quản lý nhà nước. Thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến 15/11/2023 bằng 75,2% dự toán địa phương và giảm 26% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách nhà nước địa phương bằng 93% dự toán địa phương và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 15/11/2023 là 3.045 tỷ đồng, đạt 75,2% dự toán địa phương năm 2023 và giảm 26% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 2.135 tỷ đồng, đạt 62,8% dự toán địa phương và giảm 39,5%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 900,6 tỷ đồng, đạt 138,5% dự toán địa phương và tăng 60%. Nguyên nhân đạt thấp so với dự toán và giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; nhà nước miễn, giảm thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp; thị trường bất động sản trầm lắng, đấu giá đất gặp khó khăn…

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/11/2023 là 8.872,97 tỷ đồng, đạt 93% dự toán địa phương và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 795,97 tỷ đồng, đạt 57% dự toán địa phương và giảm 24%; chi thường xuyên 4.584,49 tỷ đồng, đạt 72% dự toán địa phương và tăng 1%. Chi ngân sách nhà nước địa phương được điều hành trên tinh thần chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm…

8. Một số tình hình xã hội

8.1. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Trong tháng, do ảnh hưởng không khí lạnh trên địa bàn tỉnh đã có mưa lớn xảy ra; gây ngập lụt một số vùng trũng thấp, khu vực ngầm tràn làm chia cắt giao thông tạm thời. Đặc biệt, tại huyện Cam Lộ, Hải Lăng, Đông Hà hơn 3.679 nhà dân và các điểm trường bị ngập lụt, đã có 03 người chết. Dịch tả lợn Châu Phi đã quay trở lại, đến ngày 16/11/2023 đã có 659 con lơn bị bệnh, chết buộc chôn hủy; ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và thu nhập của người dân. Công tác an sinh xã hội được triển khai kịp thời và chu đáo để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất nên trong tháng 11/2023 không có tình trạng thiếu đói xảy ra.

8.2. Giáo dục và Đào tạo                                        

 Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023). Căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương,  tổ chức các hoạt động tri ân thầy, cô giáo có ý nghĩa, thiết thực, tiết kiệm, gọn nhẹ, không phô trương lãng phí, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong các hoạt động.

Phát động cuộc thi thiết kế bài giảng E-LEARNINH trên phạm vi toàn tỉnh. Cuộc thi với mục đích tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; đối tượng dự thi là tất cả các giáo viên đang giảng dạy tại các trường THCS, THPT; trường phổ thông có cấp học THCS, THPT và các trung tâm GDNN-GDTX.

Trường PTDT Nội trú Đakrông, tỉnh Quảng Trị vinh dự nhận Giải đặc biệt tại chung kết toàn quốc Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi lần thứ nhất năm 2023.

8.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực  phẩm

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh có 434 ca mắc bệnh cúm, 14 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, 02 ca mắc bệnh quai bị, 03 ca mắc thuỷ đậu, 139 ca mắc bệnh tiêu chảy, 06 ca viêm gan vi rút, 316 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, 39 ca tay chân miệng; không có trường hợp nào tử vong. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3.834 ca mắc bệnh cúm, giảm 7,77% (-323 ca) so với cùng kỳ năm trước; 34 ca mắc bệnh lỵ Amip, giảm 20,93% (-09 ca); 154 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, tăng 0,65% (+01 ca); 26 ca mắc quai bị, bằng 5,2 lần (+21 ca); 124 ca mắc thuỷ đậu, tăng 27,84% (+27 ca); 1.209 ca mắc bệnh tiêu chảy, tăng 26,07 (+250 ca); 85 ca viêm gan vi rút, tăng 70% (+35 ca); 01 ca sốt rét, giảm 94,12% (-16 ca); 932 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 63,32% (-540 ca); 197 ca tay chân miệng, tăng 97% (+97 ca). Không có trường hợp tử vong.

Trong tháng 11/2023, không phát hiện thêm trường hợp nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV còn sống tính đến 14/11/2023 là 310 người, số bệnh nhân tử vong do AIDS tính đến thời điểm trên là 110 người.

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm làm 11 người bị ngộ độc (huyện Vĩnh Linh). Tính chung 11 tháng năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 59 người bị ngộ độc; không có trường hợp tử vong.

8.4. Hoạt động văn hóa, thể thao

Tổ chức trưng bày ảnh, tư liệu về Đại tướng Đoàn Khuê tại Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê (29/10/1923-29/10/2023)

Tổ chức biểu diễn các Chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh: Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2023, Hội thảo khoa học và Lễ  kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí  Đại tướng Đoàn Khuê; Chương trình biểu diễn tại Trại giam Nghĩa An.

Từ ngày 14-18/11/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Quảng Trị phối hợp với Cục Thể dục, Thể thao và Liên đoàn Cầu lông Việt Nam tổ chức Giải Cầu lông các cây vợt xuất sắc quốc gia năm 2023 - tranh giải Pro Badminton. Tham gia giải có 108 vận động viên đến từ 16 tỉnh, thành phố, ngành có phong trào cầu lông mạnh trong cả nước. Các VĐV tranh tài ở 5 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.

8.5. Tình hình thiên tai, cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng 11/2023, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của 3 vụ thiên tai gây thiệt hại, đã làm 03 người chết; hơn 3.672 nhà và điểm trường bị ngập lụt; 239,5 ha cây ăn quả, rau màu bị ngập úng; hơn 50.000 cây giống Lâm nghiệp bị ngập úng; 17.500 cây hoa cúc giống bị hư hỏng; 33 con bò bị cuốn trôi; trên 3.500 con gia cầm bị chết và bị cuốn trôi. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 4.500 triệu đồng. Tính chung 11 tháng năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ thiên tai gây thiệt hại (08 vụ mưa dông, lốc xoáy, sét; 02 vụ ảnh hưởng ATNT, ảnh hưởng bảo số 4 và số 5 gây ngập lụt; 05 vụ lũ trái mùa), làm 06 người chết, 03 người bị thương; 4.720 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái, ngập lụt; 7.296 ha lúa, 298 ha hoa màu và nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại nặng nề; 34 con gia súc bị cuốn trôi; 3.500 con gia cầm bị chết và cuốn trôi...Tổng giá trị thiệt hại ước tính lên đến 82.551 triệu đồng.

Tháng 11/2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ cháy, giảm 75% (-03 vụ) so tháng trước và giảm 80% (-04 vụ) so với cùng kỳ năm trước; không có thiệt hại về người và tài sản. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 47 vụ cháy, giảm 17,54% (-10 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm 01 người bị thương; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 4.132,75 triệu đồng, giảm 47,48%.

Trong tháng, phát hiện và xử lý 23 vụ vi phạm môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh, tăng 130% (+13 vụ) so tháng trước và tăng 76,92% (+10 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 30,2 triệu đồng, tăng 6,33% và giảm 19,79%. Tính chung từ đầu năm đến nay, phát hiện và xử lý 165 vụ vi phạm môi trường, giảm 30,08% (-71 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt là 1.083,46 triệu đồng, giảm 23,98%.

8.6. Tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, tháng 11/2023 (từ 15/10/2023 đến 14/11/2023), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông, tăng 47,06%        (+08 vụ ) so với tháng trước và tăng 56,25% (+09 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 06 người, giảm 45,45% (-05 người) và giảm 25% (-02 người); bị thương 26 người, tăng 136,36% (+15 người) và tăng 73,33% (+11 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng 11/2023 đều xảy ra trên đường bộ.

Tính chung 11 tháng năm 2023 (Từ 15/12/2022 đến 14/11/2023) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 165 vụ tai nạn giao thông, giảm 4,07% (-07 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 77 người, giảm 18,09% (-17 người); bị thương 143 người, tăng 2,14% (+03 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 11 tháng năm 2023, đường bộ xảy ra 162 vụ, làm chết 75 người, bị thương 142 người; đường sắt xảy ra 03 vụ, làm chết 02 người, bị thương 01 người.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác