Thứ hai, 00/00/2023
°

Sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP: bảo đảm nguyên tắc tách bạch những nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước

Ngày 20/05/2024 - 15:08:00 | 95 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

(MPI) - Thông báo số 230/TB-VPCP ngày 18/5/2024 về kết luận của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ nêu rõ, việc sửa đổi Nghị định này cần được rà soát kỹ các nội dung sửa đổi, bảo đảm nguyên tắc tách bạch những nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước và bảo đảm các yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính; không tạo cơ chế xin - cho và không tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Thường trực Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp liên quan, tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, khẩn trương rà soát, trên cơ sở đó, hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ trước ngày 23/5/2024; trong đó, đối với những nội dung còn ý kiến khác nhau, cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến đa số các cơ quan và đề nghị nghiên cứu hoàn thiện theo hướng rà soát, xem xét có thể bổ sung hoặc đưa ra khỏi đối với Danh mục 07 doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Phụ lục 1 của dự thảo Nghị định theo nguyên tắc tách bạch những nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước và bảo đảm các yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính; không tạo cơ chế xin - cho và không tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực; lưu ý rà soát Tập đoàn, Tổng công ty lớn đang xác định phân loại thuộc UBQLV (như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, phạm vi toàn quốc).

Về cơ quan chủ trì thẩm định thẩm định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của 7 doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Giao cơ quan quản lý ngành chủ trì thẩm định. Riêng đối với Viettel và trường hợp có doanh nghiệp thành lập mới thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo đối tượng quy định tại Phụ lục 1, xem xét điều chỉnh theo hướng giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức thẩm định để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh từng thời kỳ.

Về bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên trong ngành, lĩnh vực chưa được phân nhóm trong Luật Đầu tư công: Thống nhất chưa quy định tại dự thảo Nghị định. Trường hợp SCIC có vướng mắc do chưa sửa Luật số 69/2014/QH13, giao SCIC nghiên cứu, đề xuất việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban quản lý vốn để đề xuất, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Về điều khoản chuyển tiếp đối với Điều lệ của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, rà soát kỹ và bám sát theo quy địnhcủa Luật Đường sắt và pháp luật hiện hành để xác định lại thời gian chuyển tiếp cho phù hợp (không quá 2 năm), bảo đảm không phát sinh vướng mắc, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục của doanh nghiệp.

Thường trực Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV), các Bộ, cơ quan, SCIC và Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc UBQLV liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2024 trên cơ sở báo cáo của UBQLV tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của SCIC thời gian qua, nghiên cứu, đề xuất mô hình SCIC thuộc UBQLV hay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm SCIC hoạt động khả thi, hiệu quả, đúng sứ mệnh được giao. Nghiên cứu, đánh giá mô hình một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lớn (như PVN...) nên duy trì trực thuộc UBQLV hay cần điều chỉnh để đề xuất Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, rà soát chức năng, nhiệm vụ của UBQLV để nghiên cứu đề xuất việc tăng thẩm quyền và trách nhiệm của UBQLV trong việc quản lý hoạt động đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty được giao quản lý, phù hợp với quy định của pháp luật./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác